Với những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chắc hẳn đã từng nghe qua Marketing specialist. Thuật ngữ này có tần suất sử dụng rộng rãi trong môi trường công sở hoặc các văn phòng cấp cao. Vậy thực chất Marketing specialist là gì? Để trở thành Marketing specialist chuyên nghiệp yêu cầu những kiến thức và kinh nghiệm nào? Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Marketing specialist là gì?
Thuật ngữ mặc dù được dùng khá nhiều trong giới kinh doanh nhưng không phải ai cũng hiểu Marketing specialist là gì! Khi tiến hành dịch sát nghĩa tiếng Việt, cụm từ này được hiểu là chuyên gia hoạch định chiến lược hỗ trợ chiến dịch bán hàng. Một nhóm Marketing được hình thành bởi các nhân tố gồm thành viên và thủ lĩnh. Marketing specialist chính là người lãnh đạo và đưa ra đề xuất về kế hoạch hoặc ý tưởng công việc.
Nghiên cứu vị trí công việc Marketing specialist là gì?
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Marketing specialist là gì? Người hoạch định chiến lược tham gia đa dạng lĩnh vực như chạy quảng cáo (PPC) hoặc Display Media Social Media. Bên cạnh đó, Marketing specialist còn am hiểu sâu rộng về mảng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng mà người đó có thể trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhiệm vụ cơ bản của người đứng đầu gồm có việc đề xuất và xây dựng chiến lược quảng cáo. Cụ thể bao gồm các hoạt động: tuyên truyền, tiếp thị, lan tỏa sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng. Đơn thị thông tin hữu ích mà Marketing specialist áp dụng thường là các trang truyền thông xã hội. Việc thường xuyên tổ chức Event, Promotion, Workshop sẽ khiến khách hàng tin tưởng về chất lượng dịch vụ hơn.
Digital Marketing là kỹ năng quan trọng của chuyên gia Marketing thời đại 4.0
Hầu như các công việc của người Marketing specialist luôn gắn liền với Digital Marketing. Để bộ phận Marketing đạt được kết quả tốt nhất thì họ phải trở thành người đứng đầu thật “bản lĩnh”. Mục tiêu chiến dịch đặt ra chính là cách quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến nhiều khách hàng. Khi khách hàng cảm nhận được ưu điểm từ sản phẩm, dịch vụ thì khả năng chuyển đổi đơn hàng rất cao.
⇒ Xem thêm:
Người làm Marketing specialist cần có những kiến thức gì?
Kiến thức và kỹ năng được xem là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với người Marketing specialist. Trong lĩnh vực Marketing hàm chứa đa dạng kiến thức từ lý thuyết đến thực tiễn. Chỉ khi nắm bắt toàn diện những điều dưới đây thì bạn mới có thể trở thành một Marketing specialist xuất sắc!
Email Marketing
Email Marketing specialist là gì? Công cụ này có một vai trò đặc biệt đối với người làm Marketing specialist. Email được xem như một kênh liên lạc phổ biến thường dùng trong giới văn phòng hiện nay. Các doanh nghiệp sử dụng Email để trao đổi thông tin với ứng viên, đối tác hoặc khách hàng…
Email là một trong những công cụ hỗ trợ chiến dịch tiếp thị cực tốt
Áp dụng Email trong lĩnh vực Marketing tạo ra hiệu quả truyền thông cực mạnh. Thông qua cách soạn Email lịch thiệp mà người làm marketing có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiện lợi. Trên thực tế đã minh chứng Email là một công cụ truyền thông hữu ích cho bộ phận Marketing. Công việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng trở nên đơn giản hơn nhờ vào chiếc Email sáng tạo.
Sử dụng Email thành kênh quảng bá thông tin là một ý tưởng tuyệt vời của Marketing specialist. Tiến bộ công nghệ đã tạo ra khá nhiều nền tảng Email kết hợp Marketing như: Mailchimp, GetResponse… Vai trò của Email đối với lĩnh vực Marketing specialist là gì? Nói đến đây thì chắc hẳn bạn đã hiểu tầm quan trọng của phương tiện liên lạc hiện đại và tiện lợi này.
Quảng cáo online
Xã hội ngày càng phát triển mở ra thời đại ứng dụng công nghệ rộng rãi trong đời sống. Hầu như tất cả mọi người đều dùng đến điện thoại, máy tính để phục vụ sinh hoạt và công việc của mình. Điều này tạo ra cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh nhất thông qua nền tảng quảng cáo trực tuyến. Marketing specialist cần triển khai các chiến dịch quảng cáo online thật hiệu quả.
Các phương pháp quảng cáo trực tuyến hiệu quả mà các bạn nên biết
Bởi tiềm năng phát triển mạnh mẽ nên ngày càng có nhiều dịch vụ chạy quảng cáo ra đời. Điển hình phải kể đến cách thức quảng bá thông tin tính phí và miễn phí. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quảng cáo online của Marketing specialist là gì? Hãy trang bị kiến thức xây dựng ý tưởng và thiết kế đồ họa thật vững chắc. Chỉ khi hoạt động quảng cáo trực tuyến diễn ra thành công thì công ty mới thật sự có lợi.
Mở rộng phân khúc khách hàng bằng cách để họ nhận diện và tin dùng thương hiệu chất lượng. Quảng cáo trực tuyến xuất hiện “mọi lúc mọi nơi” chính là nhân tố tác động trực tiếp các giác quan của khách hàng. Cũng bởi độ phổ biến của chiến lược quảng cáo online mà tính cạnh tranh tăng lên rất nhiều. Marketing specialist có kinh nghiệm dày dặn sẽ là người dẫn dắt ý tưởng sáng tạo cho cả team Marketing.
Social Media Marketing
Mạng xã hội chiếm giữ những vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Các trang Social Media như Facebook, Instagram, TikTok, Pinterest, Youtube phát triển mạnh mẽ nói lên thời đại “hoàng kim” của công nghệ. Mỗi công cụ đều sở hữu phương thức lan tỏa thông điệp không giống nhau. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có này để quảng bá thương hiệu của mình.
Tiếp thị mạng xã hội là một phương thức quảng bá thương hiệu tuyệt vời
Vậy hình thức Social Media áp dụng cho Marketing specialist là gì? Hình thức tiếp thị sáng tạo thông qua cách xây dựng nội dung và chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Tất nhiên chúng ta không thể quên mục tiêu chính là Marketing tạo ra sự tương tác cùng khách hàng. . Phương pháp Social Marketing đa dạng hoạt động như: bài viết, hình ảnh, video, chạy quảng cáo trả phí…
Mấu chốt của việc thiết kế quảng cáo thương hiệu nằm ở độ tương xứng trên các mạng lưới xã hội. Người Marketer khởi động các chiến dịch trên bất cứ nền tảng nào họ cho là phù hợp với loại hình sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Social Marketing có xu hướng sử dụng Brand Awareness để xây dựng hoạt động xung quanh thương hiệu. Bên cạnh đó còn có mục tiêu giữ chân khách hàng bằng cách trao đổi cùng họ thông qua kênh mạng xã hội.
SEO
Tại sao SEO lại là một trong những kiến thức mà người làm Marketing specialist cần biết? Lý do đơn giản bởi SEO tạo ra quá trình tối ưu website để tiếp thị thương hiệu hiệu quả. Hoạt động SEO Marketing gắn liền với công cụ tìm kiếm Google, Bing hoặc Baidu. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ là phương pháp gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu cực tốt.
Vai trò quan trọng của Seo trong chiến lược Marketing
Cách áp dụng kiến thức SEO trong Marketing specialist là gì? Một khảo sát thực tế cho thấy rằng công cụ SEO mang về 90% cơ hội tiếp cận người dùng trực tuyến. Nhân đây mà bạn sẽ không bỏ lỡ hàng nghìn khách hàng tiềm năng khi họ nhấp vào trang web doanh nghiệp. Điểm cộng của phương pháp tiếp thị này giúp Marketer tận dụng lưu lượng truy cập mà không tốn phí.
Hầu như mọi khách hàng đều có thói quen tra cứu thông tin sản phẩm trên Google trước khi quyết định mua từ doanh nghiệp. Công cụ SEO sẽ thúc đẩy trang tìm kiếm của bạn lên đầu tiên để xây dựng niềm tin và danh tiếng. Công cụ có tác dụng gia tăng trải nghiệm của người theo dõi website và biến họ thành khách hàng tiềm năng. Năm bắt tường tận các kỹ thuật SEO sẽ giúp người Marketing specialist xây dựng chiến lược tiếp thị dài hạn và vững chắc.
Để trở thành Marketing specialist bạn cần có những kỹ năng nào?
Bên cạnh kiến thức thì rất nhiều người trong ngành rất muốn biết kỹ năng cần có của Marketing specialist là gì? Kỹ năng đóng vai trò tất yếu trong việc Marketing specialist tạo ra đầu vào sáng tại cho dự án tiếp thị. Để trở thành một thủ lĩnh chuyên nghiệp trong team Marketing thì bạn cần tích lũy các kỹ năng như sau:
Kỹ năng cần có của người làm Marketing specialist là gì?
- Kỹ năng tư duy chiến lược
Chắc hẳn bạn đang mơ hồ về khả năng tư duy trong lĩnh vực Marketing xoay quanh các vấn đề gì? Tư duy được áp dụng trực tiếp trên chiến lược nhằm dự đoán các tình huống tiếp thị có thể xảy ra. Người Marketing specialist cần tạo lập phương án để giải quyết các trường hợp này. Hình thức tư duy chiến lược có tác dụng nâng cao giá trị doanh nghiệp. Từ đó loại trừ ngay các tình huống khiến doanh nghiệp khó khăn từ từ bước tiếp thị đầu tiên.
- Kỹ năng thấu hiểu khách hàng
Thấu hiểu tâm lý khách hàng có vai trò đối với Marketing specialist là gì? Nếu bạn chưa thật sự có được kỹ năng này thì bạn sẽ không thể trở thành Marketing specialist tài giỏi. Nắm bắt suy nghĩ, nhu cầu, xu hướng khách hàng là cách Marketer vạch ra “đường đi nước bước” tiếp thị hiệu quả. Khách hàng chỉ là những người quan tâm đến thứ họ muốn và bạn phải đưa sản phẩm của mình thành thứ này.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu tạo ra cơ hội thâm nhập thị trường tốt cho doanh nghiệp
Chúng ta đều biết nguồn tài nguyên dữ liệu trong lĩnh vực Marketing hiện đại vô cùng phong phú. Nếu biết cách phân tích và chọn lọc dữ liệu phục vụ chiến dịch tiếp thị hiệu quả chứng tỏ bạn có tố chất làm Marketing specialist chuyên nghiệp. Thông qua cách tiếp cận khách hàng và nghiên cứu nhu cầu của họ. Người làm Marketing có thể xây dựng giải pháp thu hút và lôi khách hàng đến với mình.
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải thông điệp trên sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Thậm chí người Marketing specialist giỏi giang sẽ biết cách biến tấu thứ khách hàng không cần thành thứ cần thiết. Nhờ vậy mà đội Marketing có thể hoàn thành mục tiêu truyền tải thông điệp cổ động. Bên cạnh đó thì các Marketing specialist cần kết hợp các kỹ năng hoạt định chiến lược, thuyết trình để phát triển công việc.
Nhiệm vụ của Marketing specialist
Nhiệm vụ cần thực hiện của các Marketing specialist là gì? Một câu hỏi những tưởng thật đơn giản nếu các bạn đã từng trải qua khóa đào tạo về ngành nghề này. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh lý thuyết sách vở có nhiều điểm khác với hoạt động thực tiễn.
Những nhiệm vụ quan trọng của người làm Marketing
Dẫu biết bản thân được trang bị đầy đủ thông tin về ngành Marketing nhưng không ít Marketing specialist vẫn bối rối khi mới bắt đầu công việc của mình. Marketing specialist đóng vai trò là người đứng đầu dẫn dắt toàn bộ hoạt động của nhóm. Do đó mà họ cần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng dưới đây:
- Quan sát thị trường để thu thập thông tin
Các thông tin cần thu thập của Marketing specialist là gì? Sự biến động trên thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ty hoặc đầu mối tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nhận diện các thông tin này để doanh nghiệp nắm bắt vị thế sản phẩm, dịch vụ của mình trên thị trường. Từ cái nhìn bao quát đến chi tiết mở ra cơ hội sáng tạo chiến dịch tiếp thị phù hợp cho đội nhóm Marketing.
- Cập nhật thông tin phản hồi khách hàng
Một trong những yếu tố tất yếu để phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng chính là thấu hiểu họ. Các khách hàng thường thể hiện cảm xúc sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông qua kênh phản hồi doanh nghiệp. Marketing specialist cần tích góp các ý kiến từ phía người tiêu dùng để nhận định chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ đúng hướng chưa. Ngoài ra, đây còn là cách để team Marketing thấu hiểu chính xác kỳ vọng, nhu cầu của người tiêu dùng.
- Công tác chuẩn bị và thiết lập báo cáo
Thể chế hoạt động của một công ty được hình thành thông qua nhiều bộ phận. Tùy vào thứ tự, cấp bật mà các bộ phận hoạt động riêng lẻ hướng đến mục tiêu thống nhất cùng nhau. Đối với mảng Marketing trong doanh nghiệp cũng vậy. Người đứng đầu nhóm Marketing sẽ đại diện tập thể chuẩn bị báo cáo nộp lên cấp trên. Nhiệm vụ Marketing specialist cung cấp số liệu, kết quả minh họa cho công việc hiện tại của nhóm trong thời kỳ nhất định.
Marketing specialist là người quản lý hoạt động marketing của cả nhóm
- Kết nối cùng các bộ phận khác
Công việc của nhóm Marketing chủ yếu là xây dựng chiến lược tiếp thị thương hiệu. Trong khi đó thì người bán hàng trực tiếp sẽ là nhóm Sale. Nếu không có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai hoạt động này thì quá trình quảng bá sẽ thất bại. Nhiệm vụ tiếp theo ở đây của Marketing specialist là gì? Bắt tay và duy trì mối quan hệ hòa hợp giữa team mình các các bộ phận khác nhằm hoàn thành chương trình quảng cáo hiệu quả.
- Các nhiệm vụ nhỏ lẻ khác
Marketing specialist cần trở thành người thủ lĩnh chuyên nghiệp và uy tín. Tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, quy định tại nơi làm việc để đồng đội trong nhóm noi theo. Thường xuyên kiểm tra, quản lý hiệu suất làm việc của từng thành viên. Thông qua cách truyền đạt dữ liệu vững chắc để triển khai chiến dịch tiếp thị hiệu quả.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Marketing specialist là gì? Không ngừng tích lũy, trau dồi các kiến thức và kỹ năng cần có để phục vụ công việc của mình. Bước vào lĩnh vực Marketing “muôn hình vạn trạng” sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thế giới phong phú hơn. Đây là lúc bạn có thể thỏa sức học tập và sáng tạo nhằm mục đích khẳng định giá trị bản thân.
Người làm Marketing specialist có thể làm được những công việc gì?
Hoạt động Marketing nhằm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Marketing specialist chính là bộ phận thực hiện các công việc này. Vậy những vị trí thích hợp mà bạn có thể làm Marketing specialist là gì?
Mô tả công việc của Marketing specialist là gì?
Cấp độ 1: Nhân viên điều phối (Marketing Coordinator)
Nhân viên điều phối có nhiệm vụ quản lý hoạt động Marketing tiếp thị sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp. Các công việc liên quan đến mảng điều phối thường xoay quanh quá trình nghiên cứu và đánh giá thị trường. Bên cạnh đó, Marketing Coordinator cần phối hợp đa dạng công cụ tiếp thị để tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Những vị trí gắn liền với cấp độ nhân viên điều phối chính là:
- Trợ lý Marketing (Marketing Assistant)
- Chuyên viên Marketing (Marketing Specialist)
- Chuyên viên truyền thông mạng xã hội (Social Media Specialist)
- Thực tập Marketing (Marketing Intern)
Cấp độ 2: Quản lý marketing (Marketing Manager)
Marketing Manager được xem là vị trí chịu trách nhiệm điều hành và quản lý nhân viên trong công ty. Các công việc quản lý Marketing bao gồm hoạt động đề xuất kế hoạch và theo dõi từng bước phát triển của nó. Người quản lý có nhiệm vụ phê duyệt nhu cầu sử dụng ngân sách hợp lý. Kết hợp công việc giám sát tiến độ thành viên mỗi ngày trong quyền hạn quản lý của mình. Những vị trí liên quan đến quản lý Marketing specialist là gì?
- Quản lý phương tiện truyền thông xã hội (Social Media Manager)
- Quản lý thương hiệu (Brand Manager)
- Quản lý Marketing sản phẩm (Product Marketing Manager)
- Quản lý Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing Manager)
- Quản lý quảng cáo (Advertising Manager)
- Quản lý tiếp thị trực tuyến (Online Marketing Manager)
Cấp độ 3: Trưởng phòng marketing (Marketing Director)
Trưởng phòng là người thiết kế và triển khai các chiến lược toàn diện để quảng bá thương hiệu công ty. Đồng thời còn giám sát bộ phận Marketing, chỉ dẫn, phản hồi các thắc mắc của nhân viên khác. Nắm giữ vị trí trưởng phòng thì bạn sẽ đại diện cả nhóm Marketing cân nhắc phê duyệt ý tưởng chiến lược tiếp thị hoặc tổ chức quảng cáo. Các bộ phận tương đương “chức” trưởng phòng Marketing bao gồm:
- Trưởng phòng Marketing (Director of Marketing)
- Trưởng phòng truyền thông xã hội (Social Media Director)
- Trưởng phòng quảng cáo (Advertising Director)
- Trưởng phòng Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing Director)
- Trưởng phòng truyền thông Marketing (Marketing Communications Director)
- Trưởng phòng Marketing và bán hàng (Marketing and Sales Director)
Nhiều vị trí công việc Marketing specialist có mức lương rất cao
Cấp độ 4: Phó giám đốc marketing (VP of Marketing)
Một trong những vị trí có mức lương hấp dẫn mà các Marketing specialist hướng đến chính là phó giám đốc. Các công việc của VP of Marketing thường mang tính chất linh hoạt. Bên cạnh đó thì vị trí phó giám đốc sẽ giúp bạn phát triển khả năng lãnh đạo. Trau dồi kiến thức quản lý khi giám sát các trưởng nhóm điều hành công việc. Một số vị trí liên quan chính là:
- Phó giám đốc Marketing trực tuyến (VP of Online Marketing)
- Phó giám đốc Marketing và bán hàng (VP of Sales and Marketing)
- Phó giám đốc Marketing (Marketing Vice President)
Cấp độ 5: Giám đốc (Chief Marketing Officer)
Không cần giới thiệu sâu sa thì chắc hẳn các bạn cũng đã biết vị trí đứng đầu trong ngành Marketing specialist là gì? Giám đốc cấp cao nhất có trách nhiệm quản lý tất cả hoạt động liên quan đến Marketing đối với công ty. Vị trí nắm giữ toàn bộ quyền quyết định đến chiến lược quảng bá thương hiệu, truyền thông marketing, nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm… Các chức vụ tương đương cấp bậc Giám đốc Marketing bao gồm:
- Giám đốc marketing (Chief Marketing Officer – CMO)
- Phó giám đốc marketing cấp cao (Senior Vice President of Marketing)
Cơ hội và thách thức cho người làm Marketing specialist
Làn sóng công nghệ 4.0 tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng đặc biệt đối với kinh tế và xã hội. Thông qua các nền tảng internet đã đưa cuộc sống con người trở nên văn minh và hiện đại hợp. Nắm bắt thị trường Marketing bằng những biểu hiện về cơ hội cũng như thách thức rất quan trọng. Đây chính là hai yếu tố quyết định khả năng thành công của bạn khi bước chân vào lĩnh vực Marketing specialist là gì?
- Cơ hội Marketing specialist trong thời đại mới
Triển vọng phát triển nghề nghiệp tuyệt vời của cá Marketing specialist là gì
So với các thời kỳ trước thì thị trường kinh tế hiện nay đa dạng và phong phú hơn. Áp dụng Marketing trên nền công nghệ 4.0 là giải pháp ưu việt để nắm bắt thị trường. Mạng xã hội bao gồm nhiều kênh hỗ trợ khả năng truyền tải thông tin đến khách hàng hiệu quả. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp hạn chế các chi phí so với nhiều công cuộc Marketing truyền thống.
Thông qua hình ảnh, văn bản, video, trò chơi, điện ảnh… mà doanh nghiệp có thể áp dụng chiến thuật tiếp thị linh hoạt. Hiểu đơn giản chỉ cần một chiếc smartphone có kết nối internet là đã lan tỏa thông điệp sản phẩm đến khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó thì công ty còn xây dựng các trang web giới thiệu sản phẩm để nâng cao ích lợi quảng cáo chất lượng.
Marketing specialist đảm nhận nhiệm vụ truyền tải thông tin đến khối lượng khách hàng khổng lồ. Không giới hạn phạm vi lãnh thổ, nhân khẩu học, tôn giáo hay bất cứ địa vị xã hội nào. Đây là một ưu điểm tuyệt vời của các Marketing specialist nói riêng và bộ phận Marketing toàn diện nói chung. Marketing specialist chính là “cầu nối” dẫn dắt khách hàng lướt qua, lắng nghe, tìm hiểu và cuối cùng là lựa chọn sản phẩm, dịch vụ công ty.
Marketing được đánh giá là một trong những lĩnh vực khởi tạo tương lai. Do đó mà các Marketing specialist có thể kỳ vọng tiềm năng phát triển vượt bậc của công việc này. Khi kinh tế càng phát triển thì động lực thúc đẩy nhu cầu Marketing càng tăng lên. Khả năng chuyển đổi ngành nghề đa dạng liên quan đến tiếp thị sẽ giúp Marketing specialist tìm ra công việc đích thực và phù hợp với mình.
- Thách thức các Marketing specialist cần đối mặt
Bên cạnh “hằng sa số” các lợi ích thì người làm Marketing specialist còn phải đối mặt với thách thức. Thử thách sẽ là yếu tố tất yếu tồn tại song song cùng cơ hội xuất hiện trong mọi lĩnh vực công việc. Vậy những khó khăn cơ bản của Marketing specialist là gì?
Công việc Marketing specialist đứng trước các thách thức khác nhau
Chính bởi sự phát triển của nền tảng công nghệ đã thúc đẩy năng lực cạnh tranh tăng cao của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể, bất cứ phòng ban Marketing mọi doanh nghiệp đều tích cực sáng tạo, đổi mới và tối ưu chiến dịch tiếp thị. Tất cả đều có cơ hội thu xúc kiến thức, kỹ năng, công cụ phục vụ công việc Marketing. Thị trường khách hàng rộng lớn không giới hạn “quyền giữ” chiến giữ người tiêu dùng cho riêng mình.
Cạnh tranh gay gắt sẽ là thách thức lớn nhất đối với người làm Marketing specialist. Nếu không kịp thời thích nghi và thay đổi bản thân đáp ứng nhu cầu phát triển công việc. Bản thân Marketing specialist sẽ là người bị “đào thải” đầu tiên trong nhóm marketing. Chiến dịch tiếp thị và tiếp cận khách hàng kém sẽ khiến doanh nghiệp bị thị trường “bỏ lại”. Do đó mà bộ phận Marketing được xem là khởi nguồn cho sự tồn tại hoặc suy vong của doanh nghiệp.
Marketing specialist là gì? Một câu hỏi vỏn vẹn chỉ bốn từ ngữ nhưng đã mở ra vô số thông tin hữu ích. PRAZ hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về vị trí công việc Marketing specialist và vai trò của nó trong doanh nghiệp. Con đường trở thành Marketing specialist chuyên nghiệp tồn tại nhiều cơ hội và thách thức. Chỉ khi hoàn thiện bản thân với đầy đủ tố chất, kiến thức, kỹ năng thì bạn mới có thể vững vàng bước đi trên con đường này!