Trong thời đại thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, để hình ảnh của thương hiệu bạn có thể mang lại ấn tượng khó quên với khách hàng là rất khó. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải định vị được sản phẩm của mình trên thị trường đầy khốc liệt này.
Định vị sản phẩm là khái niệm phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiểu được những khó khăn ấy, trong bài viết dưới đây, Praz.vn đã tổng hợp khái niệm về định vị sản phẩm trong marketing, tác dụng của định vị sản phẩm đối với doanh nghiệp. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho các bạn các bước để xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp cùng với những điều mà doanh nghiệp phải nắm rõ khi xác định vị trí sản phẩm của mình.
Mục Lục
Định vị sản phẩm là gì?
Philip Kotler, “huyền thoại của marketing thế giới” cho rằng: Định vị là thiết kế hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp để chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Như vậy, bạn có thể hiểu định vị sản phẩm (Product Positioning) là việc tuyên bố, khẳng định những đặc điểm nổi bật và khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp sản phẩm của bạn có được hình ảnh riêng trong mắt khách hàng, giúp doanh nghiệp có được lượng khách hàng nhất định.
Định vị sản phẩm nên dựa vào lợi ích nó mang lại, đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp và định vị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Việc định vị sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch marketing lâu dài của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể phân ra 4 loại định vị:
- Định vị dựa trên đặc tính của sản phẩm.
- Định vị thông qua hình ảnh về khách hàng.
- Định vị sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh.
- Định vị sản phẩm theo chất lượng/giá.
Tác dụng của định vị sản phẩm cho doanh nghiệp
Ngày nay, người tiêu dùng có thể tiếp cận hàng trăm nghìn sản phẩm, dịch vụ đến từ các thương hiệu khác nhau. Để sản phẩm có thể khiến khách hàng nhớ tới mỗi khi có nhu cầu (ví dụ như nhắc tới sữa sẽ nhớ đến sữa Vinamilk, bánh quy thì có Danisa, Cosy,…) thì doanh nghiệp cần phải định vị sản phẩm.
Định vị sản phẩm đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Và khi doanh nghiệp đã định vị được sản phẩm của mình, họ sẽ nhận lại được những lợi ích đáng kể. Có thể kể đến như:
- Định vị mang lại nét độc đáo hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp mình so với các sản phẩm trên thị trường.
- Định vị sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gia tăng thiện cảm của người tiêu dùng với thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
- Định vị sản phẩm giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp uy tín, đáng tin cậy hơn và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Rõ ràng, định vị sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng nhưng để định vị được sản phẩm trong marketing lại không hề đơn giản. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn quy trình để xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp.
Các bước giúp xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp
1. Xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua đặc tính
Đây là bước đầu tiên bạn cần làm nếu muốn định vị sản phẩm của doanh nghiệp.
Khách hàng sẽ đặc biệt quan tâm tới đặc điểm, tính năng của sản phẩm có đáp ứng nhu cầu và sở thích của họ hay không.
Cách định vị này yêu cầu doanh nghiệp phải hiểu được những kỳ vọng của khách hàng với sản phẩm và độ nhận thức của khách hàng về các đặc tính đó đối với sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như kem đánh răng phải giúp trắng răng, thơm miệng, ngừa sâu răng,…; quần áo phải đẹp, che được khuyết điểm cơ thể,…
2. Xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua đối thủ cạnh tranh
Nếu muốn tạo dấu ấn riêng của sản phẩm trong mắt khách hàng, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua bước này. Đặt mình vào vị trí khách hàng, bạn sẽ cảm nhận gì khi giữa những sản phẩm với đặc tính giống nhau lại nổi lên một sản phẩm đặc biệt hơn cả? Chính vì thế, không sử dụng vị trí sản phẩm của đối thủ cạnh tranh làm thước đo, đó sẽ là một thiếu sót lớn của doanh nghiệp bạn trong quá trình định vị sản phẩm trong marketing.
Xác định vị trí sản phẩm thông qua đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng trong quá trình định vị sản phẩm
Bạn cần nghiên cứu kĩ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đã có những gì, mẫu mã ra sao, có quà tặng kèm hay ưu đãi nào không, dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ có khiến khách hàng yêu thích hơn,… Thông qua việc tìm hiểu sản phẩm của đối thủ, bạn phải định hướng cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn mới mẻ hơn, không bị trùng lặp với một công ty nào.
Nói cách khác, đây là bước bạn cần phải tạo nên một màu sắc khác biệt nhất so với các sản phẩm đang có trên thị trường.
3. Xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp theo giá cả
Xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp theo giá cả là bước mà doanh nghiệp của bạn cần phải cân nhắc thật kĩ.
Khách hàng của bạn không chỉ quan tâm về tính năng của sản phẩm mà còn cân nhắc về giá cả của nó. Chúng ta thường cho rằng giá cả sẽ tương ứng với chất lượng sản phẩm: giá cao thì chất lượng tốt, giá thấp thì chất lượng sẽ không bằng.
Tùy theo điều kiện, khách hàng có thể chọn mua sản phẩm phù hợp với thu nhập của họ. Vậy nên, nếu trong trường hợp khách hàng đổ xô đi mua những món đồ có giá thấp hơn trên thị trường, sản phẩm của bạn sẽ “ế”.
Vì thế, nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu sang trọng, giá cao có thể dễ hiểu. Nhưng nếu không thể, doanh nghiệp của bạn cần điều chỉnh mức giá phù hợp mà chất lượng tốt để thu hút khách hàng.
Đây không phải là bước có thể dễ dàng thực hiện, bạn phải tùy theo tình hình thực tế để điều chỉnh cho phù hợp.
4. Xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp theo giá trị
Hiện nay, định vị theo giá trị được phân thành 4 loại tương ứng với giá trị và giá bán:
Định vị sản phẩm doanh nghiệp thường được phân thành 4 loại tương ứng với giá trị và giá bán
(Bạn không nên hiểu “giá trị” ở đây là chất lượng của sản phẩm. Giá trị của sản phẩm ở đây chính là những lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ đem lại cho khách hàng khi mua và sử dụng. Những lợi ích này bao gồm cả lợi ích hữu hình và vô hình, lợi ích cơ bản và lợi ích bổ sung,…)
- Giá trị cao, giá bán cũng cao (more value, more price): đánh vào tâm lý khách hàng khiến họ cho rằng vì giá trị sản phẩm cao hơn nên giá bán cũng nhỉnh hơn so với những nơi khác. Cách định vị sản phẩm này thường đi liền với thị trường có nền kinh tế phát triển và những người giàu có sẽ là đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
- Giá trị cao, giá bán tương đương với đối thủ (more value, same price): sản phẩm có giá trị cao hơn nhưng lại bằng tiền, vậy nên người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Đây là một sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp khi trên thị trường xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Giá trị cao hơn, giá bán thấp hơn (more value, less price): chắc chắn khách hàng sẽ không ngần ngại gì chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Đây cũng là cách thách thức trực diện các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên áp dụng quá lâu cách định vị này vì chi phí phải bỏ ra sẽ nhiều hơn, còn lợi nhuận thì không được cao.
- Giá trị tương đương, giá bán thấp hơn (same value, less price): trên thế giới, các siêu thị Walmart, Best Buy, Alibaba từng định vị liên tục với truyền thông bằng giá rẻ hơn bất ngờ
Trong thực tế, chúng ta có thể thấy rằng người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những món đồ với giá bán rẻ hơn vì nó phù hợp với điều kiện của họ.
5. Xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp dựa trên phân khúc người tiêu dùng
Đây là bước cuối cùng nhưng lại không thể thiếu trong quy trình xác định vị trí sản phẩm trong marketing.
Bước này sẽ hướng tới một nhóm người cụ thể, yêu cầu doanh nghiệp phải tác động lớn tới những đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp của bạn cần phân khúc người tiêu dùng thông qua giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích,…để xác định rõ những đối tượng cụ thể hướng tới là ai.
Xác định vị trí cho sản phẩm dựa trên phân khúc người tiêu dùng sẽ giúp thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng, vì các sản phẩm đều được quảng bá phù hợp nhu cầu, mong muốn và sở thích của một nhóm người cụ thể. Điều này cũng gia tăng thiện cảm của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp bạn hơn.
Ví dụ, các thương hiệu bia khó mà phân biệt được đặc tính hay mùi vị cần dựa trên việc phân khúc người tiêu dùng để định vị sản phẩm. Các thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như Hà Nội, Sài Gòn, Heineken, 333, Tiger,…Nếu quảng cáo bia Tiger xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ, dũng cảm thì thương hiệu Hà Nội lại mang hương vị thủ đô, tạo nên niềm tự hào của người Hà thành.
Trên đây là 5 bước quan trọng giúp bạn xác định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp trong marketing. Nắm được các quy trình đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định vị sản phẩm trong marketing, đem lại ấn tượng sâu đậm cho khách hàng.
Những điều mà một doanh nghiệp cần biết khi xác định vị trí sản phẩm trong marketing
Muốn định vị sản phẩm có hiệu quả, bạn không thể bỏ qua một số điều sau. Đây cũng là việc bạn cần thực hiện để xác định vị trí sản phẩm có hiệu quả nhất.
Để xác định vị trí sản phẩm trong Marketing, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề nhất định
Vấn đề khi định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm trong marketing, khái niệm thì rất dễ hiểu nhưng bắt tay vào thực hiện mới biết là không hề dễ dàng.
Định vị sản phẩm có thể bắt gặp phải một số vấn đề như: đối thủ cạnh tranh quá mạnh, sản phẩm tràn lan trên thị trường và giá bán rất rẻ, giá trị cũng cao,…Vì thế, doanh nghiệp của bạn cũng khó xác định được điểm khác biệt của sản phẩm là gì.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể gặp một số vấn đề như việc tiến hành chiến lược định vị không diễn ra như kế hoạch, trong quá trình thực hiện bị cản trở, tác động bởi các nguyên nhân khác nhau.
Cho nên, quá trình xác định vị trí sản phẩm yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiên cứu cẩn thận, chờ đợi thời cơ hợp lý.
⇒ Xem thêm: Các chiến lược Marketing cạnh tranh không thể bỏ qua
Nắm rõ vị trí sản phẩm đang có trên thị trường
Nếu bạn không nắm rõ được vị trí sản phẩm của doanh nghiệp mình hiện tại trên thị trường, bạn sẽ khó mà định vị được sản phẩm.
Nếu sản phẩm doanh nghiệp bạn đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, bạn có thể làm cho nó nổi bật, độc đáo hơn không? Còn nếu doanh nghiệp bạn đang sở hữu những sản phẩm mà không đối thủ nào có, tại sao bạn không tận dụng cơ hội này để nâng cao thương hiệu doanh nghiệp?
Khi đã biết rõ vị trí của sản phẩm trên thị trường, bạn cần xác định những gì làm cho thương hiệu của doanh nghiệp độc nhất, lạ nhất. Đó cũng là lúc doanh nghiệp của bạn cần tuyên bố thương hiệu của mình. Và trước khi tạo tuyên bố định vị cho thương hiệu, bạn nên trả lời các câu hỏi sau:
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn là gì?
- Lợi ích lớn nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ đó?
- Bằng chứng của lợi ích đó là gì?
Biết được vị trí sản phẩm của doanh nghiệp, bạn mới có đưa ra những kế hoạch cụ thể, góp phần làm mới hay quảng bá mạnh mẽ sản phẩm tới người tiêu dùng và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Vị trí trong lòng khách hàng
Trong quá trình nghiên cứu, bạn cần đặt vị trí của mình vào khách hàng. Đơn giản hơn, hãy nghĩ đến bản thân bạn khi mua một món đồ bất kì nào đó. Có phải bạn mua đồ tùy theo mục đích như mua sắm cho bản thân, cho gia đình, cho bạn bè? Có phải bạn sẽ chọn mua gói bánh ở cửa hàng A vì rẻ hơn cửa hàng B? Có phải bạn thường nhìn vào thương hiệu để chọn đồ? Sản phẩm này thu hút bạn hơn vì bạn đã dùng nó từ lâu, vì giá nó rẻ hơn, vì bao bì đẹp mắt hơn.?
Có thể thấy, vị trí của sản phẩm trong lòng khách hàng là một vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ và hiểu được tâm lý khách hàng.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không có ưu thế hơn về giá bán thì bạn cũng có thể tạo điểm nhấn cho khách hàng bởi các dịch vụ kèm theo. Và việc định vị sản phẩm bằng tối ưu hóa dịch vụ kèm theo có thể kể tới như:
- Giao hàng: cần nhanh chóng, chính xác, cẩn thận.
- Lắp đặt: đối với các thiết bị như điều hòa, ti vi,…người tiêu dùng không thể tự thực hiện được.
- Dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng: khách hàng sẽ cảm thấy hàng lòng nếu được hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình bởi doanh nghiệp của bạn.
- Sửa chữa: việc đảm bảo cung cấp dịch vụ bảo hành sẽ giúp khách hàng an tâm và sẵn sàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Sau khi hiểu được các vấn đề trên, bạn có thể lập chiến lược định vị sản phẩm trong marketing và tiến hành các bước xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Định vị sản phẩm thành công, doanh nghiệp của bạn sẽ có chỗ đứng trên thị trường khắc nghiệt.
Và để biết được chiến lược định vị của doanh nghiệp bạn có thành công hay không, bạn có thể dựa vào 4 yếu tố đo lường dưới đây:
Số người tiếp cận
Đây chính là con số cho thấy sự hiệu quả trong chiến dịch định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Bạn cần theo dõi để xem chiến lược định vị của mình đã đúng hay chưa nhằm rút kinh nghiệm và làm tốt hơn.
Tốc độ tăng trưởng
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bạn được khách hàng biết tới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ chắc chắn sẽ bán chạy và tốc độ tăng trưởng sẽ theo hướng tích cực.
Sự hài lòng của khách hàng
Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ góp phần lớn tới sự phát triển bền vững và khả năng thành công của chiến lược định vị sản phẩm trong marketing cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng cần phải được quan tâm, các nhân viên của công ty cần phải khéo léo, nhiệt tình với những vị khách ảnh hưởng tới sự thành công của họ.
Chỉ số sử dụng
Yếu tố này được tính bằng tần suất và thời gian mà khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Chỉ số sử dụng càng cao, sản phẩm ấy càng được người tiêu dùng quan tâm. Chứng tỏ rằng, chiến lược định vị sản phẩm của doanh nghiệp bạn đã đi đúng hướng và độ nhận diện thương hiệu cũng ngày một tăng lên.
Lời kết
Vậy là qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn tìm thế nào là định vị sản phẩm cùng với những bước quan trọng trong việc xác định vị trí sản phẩm cho doanh nghiệp.
Chúc bạn có thể thành công trong việc định vị sản phẩm trong marketing cho đơn vị của mình. Hãy kiên nhẫn, tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá kĩ, thực hiện các bước như chúng tôi đã cung cấp trong bài viết. Hãy mang tâm thế của một người tiêu dùng đi lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhưng vẫn có cái đầu lạnh với trách nhiệm của bạn trong doanh nghiệp.
Praz là đơn vị cung cấp giải pháp Marketing uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng
Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm trong marketing không hề dễ dàng và có thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến các chuyên gia để có được một chiến lược hiệu quả nhất. Công ty TNHH Truyền thông Praz là nơi bạn có thể tin tưởng.
Praz là đơn vị uy tín bậc nhất thị trường hiện nay trong cung cấp các giải pháp truyền thông marketing. Công ty đã cung cấp rất nhiều các chiến lược định vị sản phẩm trong marketing phù hợp với từng doanh nghiệp, góp phần làm nên thành công của hàng loạt các doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Do đó, khi lựa chọn Praz, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng vào độ chuyên nghiệp và hiệu quả đạt được sau thời gian ngắn.
Mọi thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.