Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến dịch Promotion trong marketing hiệu quả

Promotion được xem là một chiến lược không thể thiếu trong marketing bởi nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy bán hàng cũng như nhận biết thương hiệu đồng thời thực hiện nhiệm vụ định vị truyền thông. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ Promotion trong marketing là gì? Và đâu là yếu tố tạo nên chiến lược Promotion hiệu quả nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây PRAZ để biết tất tần tật về marketing Promotion nhé!

Mục Lục

Promotion trong marketing là gì?

Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi Promotion trong marketing là gì? thì ta cùng tìm hiểu xem liệu Promotion là gì? Promotion trong tiếng Anh với nghĩa là sự xúc tiến, sự đẩy mạnh trong vấn đề tiêu thụ hay còn gọi quảng cáo,… và trong chiến lược Marketing Mix thì đây là chữ P cuối cùng và được thực hiện sau khi các chữ P còn lại (sản phẩm, giá cả, phân phối) đã hoàn tất. Nói một cách dễ hiểu thì promotion trong marketing là một chiến lược quảng bá thương hiệu trong chiến dịch Marketing của một công ty thông qua truyền thông tiếp thị tích hợp với nhiều phương tiện khác nhau nhằm truyền tải thông điệp của thương hiệu từ doanh nghiệp đến với người dùng.

Minh họa cụ thể như: Nếu doanh nghiệp bạn là một thương hiệu đá quý chẳng hạn thì bạn nên dùng phương thức quảng cáo truyền hình “Above the line” để quảng bá nhãn hàng riêng của mình. Còn riêng đối với những đơn vị nhỏ thì nên chọn phương tiện truyền thông như in ấn, quảng cáo ngoài trời. Chính vì vậy nên tùy thuộc vào định vị mục tiêu cúng như phân khúc thị trường mà doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược Promotion marketing phù hợp đem đến hiệu quả đồng thời tối ưu được chi phí.

Promotion trong marketing

Promotion trong marketing

Những marketer thường dùng promotion vào hai hướng chính:

  • Đầu tiên “Above the line”: Thực hiện những hoạt động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng kể đến như: radio, TV, Print & Outdoor Ads nhằm xây dựng thương hiệu theo hướng phát triển bền vững và lâu dài hơn.
  • Hướng đi thứ hai đó chính là “Below the line” : là hoạt động quảng bá hướng đến thị trường với mục tiêu phát triển kênh phân phối, thúc đẩy bán lẻ và tiêu dùng trong khoảng thời gian ngắn hạn. Doanh nghiệp thực hiện marketing promotion thông qua các hoạt động như: tiếp thị trực tiếp, khuyến mãi cho đại lý và người tiêu dùng, tổ chức sự kiện, phát sản phẩm mẫu…

⇒ Xem thêm:

Ngành quản trị marketing đối với doanh nghiệp

Recruitment marketing là gì?

Blog Là Gì và Những Thông Tin Về Blog Bạn Chưa Biết Đến

Các yếu tố tạo nên chiến dịch Promotion hiệu quả

Có thể nói, Promotion trong Marketing Mix là một trong những nhân tố chịu tất tần tật các trách nhiệm về vấn đề định vị truyền thông. Và để có thể có được một chiến lược Promotion độc đáo mang lại kết quả tốt, bạn cần tích hợp yếu tố khác nhau sao thật phù hợp cũng giống như để làm một chiếc bánh ngọt về cơ bản cần có nguyên liệu như nhau, nhưng nếu như bạn thay đổi số lượng của một vài thành phần thì chắc chắn kết quả cuối cùng sẽ không giống nhau.

Sales Promotion (khuyến mãi)

Yếu tố khuyến mãi trong promotion marketing được sinh ra nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm trong một thời gian nhất định thông qua việc gia tăng lợi ích cho khách hàng nhằm thúc đẩy doanh thu tăng lên và đây gọi là “chiến lược kéo”. Ngoài ra, khuyến mãi còn được đánh vào những đối tượng trung gian như: đại lý, nhà phân phối, nhà bán buôn, bán lẻ với mục đích kích thích những đơn vị này bán hàng hóa/dịch vụ nhiều hơn và đây chính là “chiến lược đẩy”.

Trong kinh doanh thi thoảng doanh nghiệp cũng cần tạo những “cú hích” để kích thích thị trường và hoạt động này chỉ nên duy trì trong một khoảng thời gian ngắn nhất định bởi nếu quá lạm dụng yếu tố marketing promotion này sẽ dễ dẫn tới phản tác dụng.

Sales Promotion

Sales Promotion

Tùy thuộc theo mỗi loại hình thị trường mà doanh nghiệp sẽ đưa ra khuyến mãi với những mục tiêu khác nhau. Ví dụ như với những kênh phân phối trung gian bán hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp: đưa ra chính sách khuyến mãi giảm giá để dẫn dụ bán những sản phẩm mới, kích thích bán hàng vào mùa vắng khách hay bán tồn kho nhiều hơn. Còn với những người tiêu dùng thì đích đến là kích thích mua hàng nhiều hơn, thu hút những đối tượng khách hàng tiềm năng mới.

PR (Quan hệ công chúng)

Trong chuỗi yếu tố tạo nên chiến dịch Promotion marketing hiệu quả thì PR là yếu tố vô cùng quan trọng sử dụng các hoạt động cũng như phương pháp giao tiếp để nhằm thiết lập, tạo dựng, duy trì uy tín cùng tình cảm giữa công chúng với thương hiệu. Chiến lược này thường có xu hướng tiến hành dài hạn và liên tục đem đến cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích.

Cách thức này được thực hiện thông qua cách tổ chức những cuộc họp báo, hội nghị khách hàng, hội nghị khách hàng…nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và báo chí.

Public relations

Public relations

Personal Selling (Bán hàng cá nhân)

Đây là một yếu tố Promotion trong marketing giúp gia tăng hiệu quả mối quan hệ với khách hàng cá nhân. Mỗi một nhân viên sẽ thay mặt cho đơn vị để tiếp cận khách hàng cũng như bán sản phẩm/dịch vụ và họ phải có trách nhiệm tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó bằng cách đem đến khách hàng những sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu nhất. Do đó nên yếu tố này đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo, hướng dẫn tốt về phương pháp tiếp cận cũng như kỹ năng bán hàng cá nhân. Nhưng trên thực tế việc sử dụng nhân viên bán hàng khá tốn kém chi phí chính vì thế nên phương pháp này thông thường chỉ dùng với những lĩnh vực có lợi nhuận cao kể như: bất động sản, bảo hiểm nhân thọ, bán xe ô tô,…

Hội chợ, triển lãm thương mại

Hội chợ và triển lãm thương mại là hoạt động thúc đẩy thương mại được thực hiện để doanh nghiệp giới thiệu, trưng bày những sản phẩm, dịch vụ của họ nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Với yếu tố promotion marketing này thì doanh nghiệp ít khi buôn bán nhiều mà tập trung việc nâng cao nhận diện của khách hàng về thương hiệu của mình đồng thời khuyến khích khách hàng dùng thử để dòng sản phẩm mình được quảng bá gần hơn với người tiêu dùng.

Direct Marketing (Marketing trực tiếp)

Marketing trực tiếp là bất kỳ hoạt động marketing nào được thực hiện mà doanh nghiệp được trực tiếp tiếp cận với khách hàng không thông qua khâu trung gian hay nhà phân phối nào. Nói một cách dễ hiểu yếu tố này là doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với khách hàng của mình. Direct Marketing được thực hiện thông qua những hình thức phổ biến dưới đây: 

  • Marketing qua thư hoặc gửi thư điện tử cho khách hàng.
  • Gọi điện thoại trực tiếp.
  • Phiếu khảo sát dành cho khách hàng trực tiếp tại điểm bán, cửa hàng.
  • Tổ chức những event  dành riêng cho khách hàng.
  • Quảng cáo  ngay tại những quầy bán hàng,…

Direct marketing

Direct marketing

Quảng cáo

Để tạo nên một chiến dịch Promotion trong marketing đạt hiệu quả thì không thể nào bỏ qua yếu tố quảng cáo bởi đây chính là phương tiện truyền thông giúp đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Quảng cáo được xem là cách thức tuyên truyền mất phí để tiến hành những công việc như: giới thiệu những thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ hoặc sáng kiến đến khách hàng. Mục đích chủ chốt của hoạt động này nhằm nỗ lực tác động tới hành vi cũng như thói quen của người tiêu dùng thông qua những thông điệp bán hàng thuyết phục người mua. Hiện nay, có rất đa dạng loại hình quảng cáo kể đến có: báo chí (thương mại, quốc gia, địa phương, tự do), quảng cáo ở ngoài trời (áp phích, trên xe bus,…), truyền hình, quảng cáo thông qua kỹ thuật số, internet,…

Online Promotions (Khuyến mãi online)

Doanh nghiệp thông qua các phương tiện kỹ thuật số như các trang web, youtube… để quảng bá thương hiệu của mình. 

Minh họa như: dùng phương thức quảng cáo trực tuyến và qua mỗi lần nhấp chuột Google được trả phí.

Ngày nay, lĩnh vực quảng cáo trực tuyến đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ phá bỏ mọi rào cản địa lý thông qua mạng xã hội như youtube, tiktok, facebook,.. đang được rất nhiều đơn vị áp dụng thành công trong việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

Sponsorship (Tài trợ)

Yếu tố chiến lược trong promotion marketing đem đến nhiều lợi ích đó là Sponsorship, là cách doanh nghiệp thanh toán tiền hoặc hiện vật để được liên kết với một sự kiện, một nhãn hàng, một hình ảnh ( thể thao, nghệ thuật, giải trí,…).

Ví dụ như: tham gia tài trợ cho các sự kiện thể thao như giải đua, thế vận hội,.. và sau đó sự kiện đó sẽ giới thiệu thương hiệu tài trợ và đó cũng cách quảng bá tên tuổi và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Promotion trong marketing được sử dụng khi nào?

Bất kỳ một  doanh nghiệp nào cũng có thể dùng chiến lược Promotion marketing nếu muốn cung cấp lợi ích bổ sung cho khách hàng của mình. Và chính điều này sẽ giúp cho các nhà cung cấp tăng được số lượng bán hàng. Cụ thể như: Quán Pizza đưa ra chương trình khuyến mãi cho khách đến ăn tối tại quán gọi 2 phần Pizza sẽ được miễn phí nước ngọt và ở đây lợi ích bổ sung được đưa ra là miễn phí nước sẽ gia tăng lượng khách đến quán.

Những cơ sở có các dòng sản phẩm khó bán lẻ muốn tăng doanh thu bán thì có thể sử dụng phương pháp promotion trong marketing bằng cách tung ra các gói khuyến mãi giảm giá nếu mua kèm cùng một sản phẩm có giá trị hơn. Ví dụ như: chuỗi cửa hàng chuyên bán điện thoại di động muốn tăng doanh thu bán tai nghe có thể đưa ra chương trình ưu đãi khi mua điện thoại sẽ được mua kèm tai nghe với giá hời hơn nhiều với giá lẻ. Khi người ta đã bỏ một số tiền lớn mua điện thoại họ có xu hướng quan tâm đến những phụ kiện đi kèm và việc giảm giá thúc đẩy quá trình mua hàng.

Những hiệu quả mà chiến dịch Promotion hoàn hảo mang lại cho doanh nghiệp

Đầu tiên phải kể đến đó hiệu quả về nhận thức của Promotion trong marketing mang lại. Với bất kể sản phẩm mới nào vừa được ra mắt hoặc doanh nghiệp giới thiệu một chương trình mới đều cần phải tạo ra nhận thức. Chính vì thế nên nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chương trình khuyến mại hỗn hợp Above the line lẫn Below the line để quảng bá sản phẩm.

Xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp: Thông qua việc tiếp thị, giới thiệu cũng như quảng bá sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu. Minh chứng như Apple vẫn đang đứng top đầu bảng giá trị thương hiệu bởi họ tích cực đẩy mạnh chiến lược marketing để thu hút khách hàng, tiếp thị truyền thông dù cho vị trí họ đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Những chiến dịch promotion hiệu quả

Những chiến dịch promotion hiệu quả

Một lợi ích nữa mà Promotion trong marketing hoàn hảo mang lại  không thể không nhắc tới đó chính là định vị thương hiệu trong tâm trí công chúng. Khi ai đó nhắc đến những chiếc xe cao cấp dù cho bạn chưa trải nghiệm bất cứ dòng xe nào nhưng khi câu nói đó lóe lên bạn nghĩ ngay đến BMW, FERRARI, AUDI vậy rõ ràng các chiến dịch Promotion marketing của họ trực tiếp góp phần quan trọng khi định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Có đôi khi một khách hàng họ sẵn sàng chấp nhận sản phẩm nếu như họ đã từng được nghe đến thương hiệu đó. Điều này cho thấy rằng chiến thuật Promotion trong marketing có thể làm gia tăng sự chấp nhận của sản phẩm. Tuy vậy, cũng không thiếu những trường hợp do sản phẩm không phù hợp với thị trường thì cho dù doanh nghiệp bạn có quảng cáo hay đi nữa cũng không được chấp nhận.

Bên cạnh đó, các chương trình Promotion marketing còn giúp doanh nghiệp nhắm đúng mục tiêu khách hàng mong muốn của họ đặc biệt tạo nên sự gợi nhớ thương hiệu từ đó đẩy nhanh doanh thu cũng như tài sản thương hiệu của sản phẩm.

Mọi chiến lược Promotion trong marketing đều có đích đến cuối cùng là thu hút khách hàng mới và rõ ràng với một kế hoạch truyền thông phù hợp thì dĩ nhiên doanh nghiệp sẽ thu hút được vô vàn khách hàng.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của PRAZ về khái niệm Promotion trong marketing là gì? Các yếu tố tạo nên chiến dịch Promotion marketing hiệu quả  cùng những thông tin xoay quanh nó sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét về hơn về chiến lược này. Và từ đó có thể chủ động đưa ra một hướng đi phù hợp nhất với sản phẩm của doanh nghiệp bạn nhằm đưa thương hiệu càng ngày càng phát triển .