Search marketing là gì? Các hình thức của search marketing

Search Marketing là gì? Đây có lẽ là một khái niệm không hề xa lạ nhưng không hẳn ai trong chúng ta cũng hiểu đúng về thuật ngữ này và nắm rõ được các hình thức của search Marketing. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của PRAZ để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.

Mục Lục

Search marketing là gì?

Trong các chiến dịch truyền thông thì doanh nghiệp phải đem ra những chiến lược nhằm tiếp cận những khách hàng mục tiêu, hay tạo ra những nhu cầu để tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới đồng thời giúp khách hàng nhận biết sản phẩm/dịch vụ cũng như nhận diện thương hiệu. 

Tuy nhiên, riêng đối với Search thì người tìm kiếm đã có sẵn nhu cầu của họ chính vì vậy điều quan trọng ở đây là liệu họ có thấy được bạn hay không và nội dung thông điệp mà bạn đưa ra có thực sự làm họ thích thú để chọn tiếp tục xem không? Bởi lẽ nếu một khi họ không tìm ra bạn hay không lựa chọn bạn thì đồng nghĩa với việc họ đã chọn đối thủ cạnh tranh của bạn và lúc đó bạn đã vụt mất đi khách hàng tiềm năng của mình.

Nói một  cách dễ hiểu Search Marketing sẽ đảm nhận trọng trách là khi khách hàng tìm kiếm thì luôn luôn có mặt đúng nhu cầu người tìm kiếm và đúng từ khóa. Và nhằm mang lại kết quả tối ưu thì Search Marketing cần đầu tư dài hạn để luôn luôn nằm trong top đầu kết quả tìm kiếm.

Search Marketing

Search Marketing

⇒ Xem thêm:

Sale Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Sales Marketing và Sale

Seeding là gì? Tầm quan trọng của seeding trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp

Heading Là Gì? Tối Ưu Thẻ Heading Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả Cao?

Các hình thức của search marketing

Hình thức Search Marketing khá đa dạng tuy nhiên thường có 5 hình thức phổ biến nhất đó chính là: Content Search, Product / E-commerce Search, Specialty Search, PR Search, Branding Search. 

Content Search

Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa hay kiến thức cụ thể về lĩnh vực nào đó nhằm hướng đến mục đích là xem và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mà họ quan tâm. Do đó nên kết quả Content Search phải được đưa về trang nhánh có nội dung thông tin mà người tìm kiếm quan tâm chứ không nên dẫn về trang chủ. Vì trên thực tế thì khi người dùng đã search có nghĩa họ xác định mục đích tìm kiếm của họ là gì nên lẽ dĩ nhiên họ muốn chúng xuất hiện liền và có nội dung thông tin đáp ứng được nhu cầu của họ chứ không qua hiển thị chủ đề chung chung nào khác nữa. Nếu ở vị trí người tìm kiếm khi bạn nhấp vào liên kết nhưng chỉ vài giây sau bạn nhận ra nó không khớp với mong đợi của mình thì lẽ dĩ nhiên bạn sẽ nhấn quay lại và out ra khỏi trang.

Ví dụ như: Bạn đang muốn tìm kiếm “Khái niệm Search Marketing là gì? ” thì rõ ràng đích đến là nội dung thông tin xoay quanh vấn đề này bạn sẽ hài lòng và nán lại lâu hơn so với khi dẫn bạn đến trang chủ với đủ loại thông tin khác nhau.

Có thể nói loại hình thức của Search Marketing này cực kỳ quan trọng với những người làm nội dung. Muốn đạt được mục đích của người dùng thì buộc website phải tạo được nội dung liên kết và nếu thực sự Google không nhìn thấy nội dung đó thì bạn cần hoàn thiện Content và tối ưu liên tục bởi giữa hàng triệu những website đều muốn giành lấy vị trí top đầu thì việc cải thiện, cập nhật để web bạn phù hợp nhất với nhu cầu của người tìm kiếm là điều cần thiết ngay lúc này. Chính vì thế nên, Search Marketing điều quan trọng đầu tiên là nội dung cần bám sát với chủ đề và cung cấp cho người tìm kiếm nhiều giá trị khi tiếp cận nó.

Product / E-commerce Search

Ở hình thức Search Marketing dạng này đích đến mong muốn của người  tìm kiếm đó là đi đến trang thông tin chi tiết về hàng hóa hay sản phẩm. Và đây được xem là cuộc chiến khốc liệt giữa các thương hiệu với nhau để có thể xuất hiện trên trang tìm kiếm của Google. 

Thực sự một khi khách hàng đã search để tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp bạn có mà website bạn lại không được hiển thị lên trên kết quả của trang tìm kiếm thì đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất đi cơ hội bán hàng sản phẩm của chính mình cho đơn vị khác.

Trong Search Marketing, 2 hình thức có thể tăng mức độ hiển thị của các công cụ tìm kiếm bằng cách đạt được thứ hạng top đầu trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SERPS đó là Search Engine Optimization (SEO), Search Engine Marketing (SEM).

Với công cụ SEO cần được thực hiện liên tục nhằm bắt kịp những thuật toán Google và tạo ra được nội dung có chất lượng và đem đến giá trị người dùng. Về cơ bản, SEO được cấu thành từ những hoạt động chiến lược trên on-page và off-page để đảm bảo website của bạn được tối ưu hóa ở trên công cụ tìm kiếm.

  • SEO On-Page: tối ưu hóa meta data, tốc độ tải trang nhanh chóng, tối ưu các bài viết trên website, tối ưu thẻ heading, thẻ Bold, thẻ Alt, URL được định dạng với những từ khóa chọn lọc,…
  • SEO Off-Page: tích cực chia sẻ lên trang mạng xã hội (như facebook, tiktok, zalo,..) tăng lượng truy cập, xây dựng những liên kết,…

Product E-commerce Search

Product E-commerce Search

Riêng với SEM bao gồm SEO cùng những hoạt động Paid Search tìm kiếm trả tiền. Dĩ nhiên muốn tăng sự nhận diện trên cổ máy tìm kiếm bằng công cụ này cần thực hiện tối ưu hóa SEO và PPC.  

Specialty Search

Cách thức Search Marketing này chính là cách search chuyên biệt kể đến như: tìm kiếm hình ảnh, địa điểm, video,… nổi bật trong đó nhất chính là dạng vị trí, địa điểm ở Google Maps đơn giản vì khách hàng thường có xu hướng chọn những địa điểm gần nơi sống họ  nhất.

PR Search

Có thể nói so với Content Search thì PR search là hình thức Search Marketing cụ thể hơn nhiều vì đây phương pháp đưa đến phản hồi tích cực trong kết quả tìm kiếm theo tính định hướng và khắc phục những rủi ro khi gặp phải những vấn đề rắc rối truyền thông.

PR Search

PR Search

Branding Search

Hình thức này trong Search Marketing chính là khi tìm kiếm tên thương hiệu thì hiển thị ngay kết quả trên trang tìm kiếm sẽ xuất hiện website thương hiệu đó. Hình thức Branding Search này được xem dễ làm và đơn giản nhất nếu doanh nghiệp của bạn có một cái tên độc đáo và riêng biệt. Song, đối với những doanh nghiệp có website mà khi người dùng đã đích thị tìm kiếm và nhớ tên thương hiệu của bạn mà mãi chẳng thấy bạn đâu thì đó là quả là một sự thất bại và nghiễm nhiên đã trao khách hàng tiềm năng của bạn cho đối thủ ngay từ phút đầu tiên.

Trong trường hợp bạn không nhìn mình kể cả khi truy vấn thì điều này có thể là do: doanh nghiệp bạn mới gia nhập thị trường hoặc bạn đang nằm trong ngách thị trường không mấy ai hứng thú thì bạn hãy thử lấy đối thủ của bạn và xem brand của họ ra sao và đưa ra những so sánh để nhằm tối ưu hóa brand của mình từ đó làm tốt chức năng Search Marketing.

Với những chia sẻ trên đây của PRAZ về khái niệm Search Marketing cùng những hình thức của chúng hy vọng sẽ thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc và có định hướng marketing rõ ràng để từ đó đưa website mình nằm top đầu kết quả trang tìm kiếm.