Website được xem là bộ mặt của các công ty, doanh nghiệp. Nhờ có website mà khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp được rút ngắn đáng kể. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, website của doanh nghiệp cần phải được thiết kế và xây dựng đúng quy trình với chất lượng đảm bảo. Vậy thiết kế website là gì? Mời các bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để đi giải đáp thắc mắc này nhé!
Mục Lục
Thiết kế website là gì? Thiết kế website có dễ́ không?
Thiết kế website là việc lập ra một bản thiết kế cho website một cách tổng thể bao gồm giao diện, bố cục, màu sắc,… Sau đó, người thiết kế website sẽ phải sắp xếp để tạo thành giao diện hoàn chỉnh. Website hoàn chỉnh sẽ mang đến các trải nghiệm hiệu quả cho người dùng và giúp doanh nghiệp nâng cao được độ uy tín, chuyên nghiệp với khách hàng.
Thiết kế website hiệu quả cần phải đảm bảo các yếu tố đó là website dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ cao, đẹp mắt, phù hợp với đối tượng khách hàng và thương hiệu của doanh nghiệp. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp thường thiết kế website đơn giản với mục đích tập trung sự chú ý của khách hàng vào sự tinh tế, thu hút, không gây nhầm lẫn cho người dùng.
Thiết kế website được chia thành nhiều loại dựa vào mục đích của cá nhân và doanh nghiệp như:
- Thiết kế website cho các cá nhân hay còn gọi là blog.
- Thiết kế website thương mại điện tử dành cho việc bán hàng.
- Thiết kế website đọc báo, xem tin tức…
Chính vì vậy, trước khi thiết kế website, các cá nhân và doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích để định hướng phát triển website của mình.
Thiết kế website là công việc đòi hỏi bạn phải am hiểu sâu sắc về các ngôn ngữ lập trình và nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bạn còn cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng chuyên môn để thiết kế website. Để website phát triển hiệu quả, bạn cần phải duy trì tính ổn định, thường xuyên cập nhật, thay mới nội dung cũng như làm mới giao diện để giữ chân khách hàng. Thiết kế website là một việc không dễ dàng, đặc biệt là với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Xem thêm:
- Blog Là Gì? Những Thông Tin Về Blog Mà Bạn Chưa Biết Đến
- Phần mềm thiết kế giao diện website tốt nhất
- Học thiết kế web cho người mới bắt đầu
- Quy trình xây dựng website
Mục đích thiết kế website để làm gì?
- Xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, xu hướng xây dựng website để giới thiệu, xây dựng hình ảnh, thương hiệu ngày càng phổ biến hơn. Website có khả năng hiển thị và quảng bá sản phẩm hiệu quả trên nền tảng internet và mạng xã hội.
Với website, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát những nội dung, thông điệp và hình ảnh mình chia sẻ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn những giải pháp, phương thức và đối tượng phù hợp để tăng khả năng thu hút, tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu của mình.
- Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Các website thương mại điện tử, website bán hàng online đang rất được ưa chuộng. Nhu cầu mua sắm hàng hoá trực tuyến của khách hàng ngày càng tăng. Do đó, việc bước vào thị trường kinh doanh online qua các website thương mại điện tử là một quyết định đúng đắn của các doanh nghiệp. Không chỉ giúp khách hàng tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau mà website còn tăng khả năng bán hàng, góp phần tăng doanh thu của sản phẩm.
- Bắt kịp xu hướng chung trên thị trường hiện nay
Xu hướng tìm kiếm thông tin, mua sắm hay giao dịch trực tuyến đã trở thành xu hướng hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp xu hướng nếu muốn phát triển khả năng kinh doanh của mình trên thị trường. Việc sở hữu riêng cho mình một website để quảng bá thương hiệu cũng như kinh doanh sản phẩm của mình là điều rất cần thiết.
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng
Thiết kế website thương hiệu là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình tốt hơn. Với website, doanh nghiệp có thể cung cấp được các thông tin hữu ích cho khách hàng nhằm nâng cao niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp.
Đọc thêm: Quản trị website là gì?
Phương thức thiết kế website
Thiết kế website tĩnh
Thiết kế website tĩnh là việc tập trung vào thiết kế và xây dựng giao diện cho website.
Ở phần thiết kế giao diện, người thiết kế sẽ sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa như Photoshop hay AI để tạo ra hình ảnh mô phỏng website. Sau khi nhận được giao diện đã được thiết kế từ người thiết kế, các lập trình viên sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS hay Javascript… xây dựng giao diện cho website. Hoàn thành xong các bước trên thì giao diện của website sẽ được hiện ra và người dùng có thể thấy được, quản trị viên sẽ nhận biết được các thao tác của khách hàng trên các site của trang web.
Nếu các trang web được dùng với mục đích là trang blog cá nhân hay các trang chia sẻ tin tức doanh nghiệp và ít cập nhật nội dung mới thì chỉ cần thiết kế một website tĩnh là đủ. Còn với các trang web được sử dụng với mục đích bán hàng, thu thập thông tin khách hàng, lưu trữ thông tin mua hàng của khách hàng hoặc các trang web quản trị nội dung tin tức và cho phép người dùng tìm kiếm các thông tin cần thiết thì bạn cần phải có nơi để chứa dữ liệu, thông tin và xử lý.
Thiết kế website tĩnh gồm có 2 công việc chính bao gồm thiết kế và cắt HTML. Ở phần thiết kế, các phần mềm thiết kế đồ hoạ sẽ được sử dụng để tạo ra các giao diện hình ảnh cơ bản thông thường. Sau đó các giao diện này sẽ được các lập trình viên xử lý. Họ sẽ sử dụng các công cụ đoạn mã HTML, Javascript, CSS để phân tích và tạo ra giao diện phù hợp cho trang web.
Sau khi dựng giao diện bằng công cụ HTML xong, người dùng sẽ nhận được website nhưng chưa sử dụng được. Phần giao diện này có khả năng tiếp nhận các thao tác của khách hàng như click, rời trang, chuyển trang… Tuy nhiên, khả năng lưu trữ các thông tin cũng như truy xuất dữ liệu của khách hàng trên trang web này không thực hiện được.
Thiết kế website động
Thiết kế website động là công việc xử lý phần mềm dữ liệu cho trang web đã được lập sẵn. Trang web động có đầy đủ các thông tin, cơ sở dữ liệu có chức năng xử lý và lưu trữ vào bộ nhớ tự động. Người dùng khi truy cập vào website động có thể sử dụng được các tính năng cập nhật nội dung, phân tích, quản lý và sử dụng các tiện ích khác của trang web.
Các trang web hiện nay đa số là website động. Với website động, quản trị viên có thể dễ dàng quản lý trang web và tương tác trực tiếp với khách hàng. Website động khác với website tĩnh ở phần bổ sung thêm khả năng xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu. Việc thiết lập website động cũng chính là lưu trữ, xử lý dữ liệu của trang web, cho phép quản trị viên có thể cập nhật các tiện ích của trang web dễ dàng, tải nội dung lên, quản lý và phân tích dữ liệu của khách hàng trên trang.
Để thiết kế website động, lập trình viên đòi hỏi phải có chuyên môn về các ngôn ngữ lập trình như ASP, ASP.NET, PHP , Java, CGI, Perl. Đây là các ngôn ngữ lập trình tiên tiến nhất hiện nay. Web động khác với web tĩnh còn ở đặc điểm là sử dụng các cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh như Access, MS SQL, My SQL, Oracle, DB2… để xử lý và lưu trữ dữ liệu trên web.
Thiết kế website chuẩn SEO
Website chuẩn SEO là website có thiết kế với cấu hình và tính năng cho phép các công cụ tìm kiếm trên internet như google, yahoo, bing,… có thể dễ dàng thu thập dữ liệu và hiểu được ngôn ngữ toàn bộ của website.
Vậy thiết kế website chuẩn SEO là gì? Để thiết kế website chuẩn SEO, người thiết kế cần phải thực hiện theo đúng quy trình.
- Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế cho trang web
Người thiết kế cần phải nắm rõ mục tiêu thiết kế trang web là gì để lên danh sách các ý tưởng. Các loại trang web khác nhau sẽ có đặc điểm chuẩn SEO khác nhau. Do đó, thiết kế website kinh doanh, bán hàng chuẩn SEO sẽ khác với thiết kế website thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp chuẩn SEO. Việc xác định rõ mục đích thiết kế trang web chuẩn SEO sẽ giúp người thiết kế xác định đúng đối tượng hướng tới để có những ý tưởng thiết kế phù hợp.
- Bước 2: Nghiên cứu bộ từ khóa SEO cho trang web
Sau khi có được ý tưởng thiết kế website sơ bộ, bạn cần phải nghiên cứu từ khoá SEO cho trang web. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thiết kế website chuẩn SEO. Bộ từ khoá chất lượng sẽ rút ngắn thời gian SEO, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí rất nhiều. Vì vậy, bạn cần lựa chọn cẩn thận bộ từ khóa SEO để đảm bảo hiệu quả cho trang web.
- Bước 3: Lựa chọn tên miền của website
Từ bộ từ khoá SEO, bạn tiếp tục lựa chọn tên miền cho website có chứa từ khoá chính. Tiêu chí lựa chọn tên miền là giúp người dùng dễ dàng nhận biết được nội dung website của bạn nói về điều gì và đáp ứng được các tiêu chí SEO của google. Thông thường tên miền của website chứa từ khoá sẽ dễ SEO hơn.
- Bước 4: Xây dựng bố cục hợp lý cho website
Từ danh sách ý tưởng và bộ từ khoá SEO đã có, bạn tiếp tục xây dựng bố cục website sao cho hợp lý nhất. Bố cục của các website cho các ngành hàng khác nhau sẽ rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết website đều có các bộ phận bao gồm:
- Header
- Thanh menu của trang.
- Tiêu đề của website.
- Nội dung văn bản.
- Footer.
- Header.
Để xây dựng bố cục website hợp lý nhất, bạn nên đặt mình trong vị trí của khách hàng đang truy cập vào web và tìm kiếm thông tin để có cách bố trí đúng đắn nhất.
- Bước 5: Code cho website
Bước này sẽ được thực hiện bởi các lập trình viên. Để website chuẩn SEO có chất lượng tốt thì cần phải thiết kế được một bộ code chính xác nhất.
- Bước 6: Xây dựng chiến lược nội dung cho website
Dựa trên bộ từ khoá SEO đã lập ra, bạn sẽ xây dựng được chiến lược nội dung cho website của mình. Kế hoạch cần phải có thời gian, tiến độ và nhân sự để hoàn thành. Bạn có thể phân bổ và lựa chọn các chủ đề có liên quan đến bộ từ khoá SEO và triển khai theo đúng kế hoạch.
Kế hoạch xây dựng chiến lược nội dung cần phải trả lời được các câu hỏi:
- Thời gian hoàn thành dự án là khi nào?
- Tiến độ hoàn thành công việc hàng tuần ra sao?
- Thời gian đăng bài chi tiết như thế nào?
- Tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung của website là gì?
- Bước 7: Tối ưu SEO cho website
Website sau khi hoàn thiện nội dung cần phải được kiểm soát chặt chẽ chất lượng bài và tính kỹ thuật trong bài viết trên hệ thống website. Nội dung của các bài viết cần phải đảm bảo các tiêu chí về tỷ lệ, phân bổ từ khóa SEO, các tiêu đề, hình ảnh, tối ưu url cho website.
Người thiết kế website cần học gì? Ở đâu?
Để trở thành một người thiết kế website chuyên nghiệp, bạn cần phải trau dồi và học hỏi các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
Đây là một kỹ năng khá quan trọng với người thiết kế website. Để bắt kịp xu hướng trong thời đại công nghệ hiện nay, người thiết kế website cần phải có tư duy sáng tạo cao để tạo ra các website có dấu ấn riêng, tạo được ấn tượng với khách hàng. Khả năng tư duy sáng tạo cũng rất hiệu quả trong việc tạo ra các website có tính thẩm mỹ cao.
- Kỹ năng thiết kế đồ hoạ
Thiết kế website đòi hỏi người dùng phải có kiến thức cơ bản về đồ hoạ để ứng dụng vào việc xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Người thiết kế website bắt buộc phải biết sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế đồ họa như Photoshop, AI…
- Kiến thức về HTML
Người thiết kế website cần phải biết cách cắt HTML. Hiểu đơn giản công việc này có nghĩa là chuyển đổi các file thiết kế có thể là file PSD, file PNG… sang một loại ngôn ngữ mới mà trình duyệt và máy tính có thể đọc được.
Để trở thành một người thiết kế website chuyên nghiệp, bạn cần phải bổ sung, trau dồi các kiến thức và thường xuyên thực hành. Việc sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để thiết kế website là một lợi thế cho các nhà thiết kế.
Bạn có thể học các kỹ năng thiết kế website ở nhiều nơi khác nhau như:
- Học thiết kế website từ các khóa học trực tuyến thiết kế website
Các thông tin về thiết kế website hiện nay được chia sẻ rất nhiều trên internet. Bạn có thể bắt đầu học thiết kế website với những khóa học trực tuyến miễn phí, có sẵn trên google. Nếu bạn là người mới, hoàn toàn không có kinh nghiệm thiết kế website thì bạn nên bắt đầu bằng các bài học về mã hóa HTML và CSS.
- Học thiết kế website từ các khóa học trực tiếp tại các trường
Bạn có thể tìm kiếm thông tin các khóa học thiết kế website trực tiếp tại các trường. Bạn nên tham khảo trước danh mục các khoá học để lựa chọn khóa học thiết kế website phù hợp với nhu cầu và khả năng của bạn.
- Học thiết kế website từ tài liệu, sách hướng dẫn
Bạn có thể tự học thiết kế website qua các loại sách hướng dẫn. Có rất nhiều quyển sách hay về thiết kế website mà bạn có thể tìm thấy ở thư viện hay các nhà sách. Bạn cố gắng đọc và tiếp thu các kiến thức này từ sách hướng dẫn để tự trau dồi thêm kiến thức thiết kế website.
Ngoài ra, bạn còn có thể học hỏi, trau dồi các kỹ năng thiết kế website qua các bài báo, tạp chí hay các bài viết trên các blog về thiết kế web. Đây chính là cách giúp bạn nâng cao kỹ năng thiết kế website của mình.
- Tải hoặc mua các phần mềm thiết kế website để tự học hỏi thêm
Phần mềm thiết kế website có thể giúp bạn học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để xây dựng trang web hiệu quả hơn. Phần mềm còn giúp bạn hiểu rõ hơn về việc áp dụng mã hoá, kịch bản và các yếu tố thiết kế chính của website.
Có nhiều cách để bắt đầu việc học thiết kế web. Bạn có thể tham khảo để tìm ra phương pháp học thiết kế website phù hợp với mình nhất.
Bài viết liến quan:
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ để giúp các bạn giải đáp được thắc mắc thiết kế website là gì. Thiết kế website là công việc đòi hỏi phải liên tục cập nhật, thay đổi không ngừng để duy trì sự tương tác của khách hàng, giữ chân khách hàng đến với trang web lâu hơn.
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa cần thiết để đầu tư một đội ngũ thiết kế website chuyên nghiệp thì bạn có thể tìm đến các dịch vụ thiết kế website thuê ngoài. Đây là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm chi phí và có thể tập trung hơn trong việc nâng chất lượng sản phẩm để tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, marketing, Công ty TNHH Truyền thông Praz hiểu rõ cách thức xây dựng và thiết kế website hoàn chỉnh, phù hợp với sản phẩm và đáp ứng được các yêu cầu và mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Chúng tôi đã và đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ trên cả nước, góp phần tạo nên thành công cho các chiến dịch quảng cáo, PR sản phẩm. Nếu các bạn đang có nhu cầu thiết kế website cho doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.