TỔNG QUAN VỀ NINH THUẬN

Bản đồ Việt Nam

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam trung bộ, địa hình 3 mặt núi, 1 mặt hướng biển. Khí hậu đặc trưng: nhiều nắng, gió và ít mưa. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa hình nhiều cồn cát, điều này đã biến Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo lớn của khu vực và được mệnh danh là “vùng sa thảo” có 1 không 2.

Sở hữu đường bờ biển dài 105km, nhiều vũng vịnh đẹp nhất cả nước. Cùng với nền văn hóa Chăm pa đa dạng, độc đáo và nhiều bí ẩn.

Ninh Thuận còn sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam, tuyến quốc lộ 27 và quốc lộ 27B nối liền 3 khu vực Đông Nam Bộ, Khu vực nam Tây Nguyên và Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch…

Năm 2021, tình hình kinh tế xã hội có sự tăng trưởng mạnh, GRDP bình quân đầu người đạt 68,4 triệu đồng, tăng so với năm 2020.

Với chiến lược phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Ninh Thuận chú trọng phát triển 4 ngành kinh tế trọng điểm.

Gồm

  • Du lịch: năm 2021, có 1,14 triệu lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng, đóng góp 40,95% kinh tế.
  • Năng lượng tái tạo
  • Nông nghiệp, tỉ trọng đạt…
  • Kết cấu hạ tầng, điển hình là Dự án Đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná với tổng số vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Giúp Ninh Thuận trở thành điểm sáng trong khu vực Nam Trung Bộ

(Theo tổng cục thống kê năm 2021)

  • Tổ hợp Năng lượng tái tạo kết hợp sản xuất muối công nghiệp, gồm 3 dự án: cánh đồng muối sạch tại Quán Thẻ.
  • Nhà máy Điện mặt trời BIM 1, 2, 3. Tổng diện tích 2.500 ha; vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.
  • Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná (giai đoạn I), tổng diện tích 85 ha, công suất thiết kế lượng hàng hoá qua cảng đạt 3.7 triệu tấn, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2023.
  • Dự án Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1, công suất 1.500 MW, vốn đầu tư hơn 49.000 tỷ đồng.
  • Dự án Khu công nghiệp Cà Ná, diện tích 827 ha, gồm 2 phân kỳ đầu tư xây dựng hạ tầng, dự kiến kinh phí khoảng 7.420 tỷ đồng.

Tận dụng lợi thế và tiềm năng sẵn có, Ninh Thuận đã thu hút 57 dự án với tổng kinh phí đầu tư lên đến 30.000 tỷ đồng. Trong đó đã có 19 dự án đã đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà như: Khu DL Mũi Dinh Ecopark; Tổ hợp khách sạn 5 sao SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang; Tổ hợp Ninh Chữ Sailing Bay; Nara Binh Tien Golf & Beach Resort,…

Tính riêng ngành du lịch Ninh Thuận đã đóng góp 15% GRDP cả nước.