8 cách xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu không thể bỏ qua

Để có thể giúp người dùng nhận biết và ghi nhớ một thương hiệu nào đó cần một thời gian dài để xây dựng và nâng cao giá trị, hình ảnh thương hiệu theo nhiều giai đoạn khác nhau. Sau khi đã định vị được thương hiệu trên thị trường, việc mang về doanh thu và phát triển doanh nghiệp là điều tất yếu.

Hoạt động xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu ngày càng phổ biến trong những năm gần đây

Hoạt động xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu ngày càng phổ biến trong những năm gần đây

Sau quá trình nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến của chuyên gia đầu ngành về marketing, Praz.vn xin gửi đến các bạ 8 cách xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu không thể bỏ lỡ trong bài viết dưới đây. Nhờ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch đồng bộ, nhất quán, hiệu quả, dài hạn mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Mục Lục

Nhận diện thương hiệu là gì?

Để hiểu được thương hiệu là gì, trước tiên chúng ta phải nắm được thương hiệu là gì?

Thương hiệu có thể hiểu một cách đơn giản như một tổ chức, dịch vụ hoặc sản phẩm, có đặc điểm tính cách được hình thành bởi nhận thức của khách hàng. Bởi vậy, designer không thể tạo ra một thương hiệu, chỉ có khách hàng mới làm được điều này, designer chỉ tạo nền tảng của thương hiệu. Có thể nói rằng, thương hiệu chính là hình ảnh của công ty.

Vậy nhận diện thương hiệu là gì?

Trong kinh doanh và làm thương hiệu, nhận diện thương hiệu của một công ty là những gì mà khách hàng nói về mình: Sản phẩm – dịch vụ mà họ cung cấp, chất lượng, lợi thế cạnh tranh… Hình ảnh thương hiệu lại là những gì mà công chúng cảm nhận về thương hiệu đó. Các công ty sẽ phải đối mặt với thách thức để xây dựng nhận diện thương hiệu của mình và đảm bảo rằng nhận diện đó trùng khớp với hình ảnh thương hiệu nhất có thể.

Nhận diện thương hiệu không đơn giản chỉ là hình ảnh, hiểu một cách chính xác, nhận diện thương hiệu là cách định vị thương hiệu bằng hình ảnh, nó thể hiện linh hồn của thương hiệu, những gì mà doanh nghiệp muốn người tiêu dùng cảm nhận về thương hiệu của mình.

Năm 2006, Myvietbrand đã khẳng định hiểu biết của mình bằng đoạn nội dung sau: “Định vị bằng hình ảnh tạo hình ảnh có giá trị theo cách mà chiến lược sử dụng ngôn ngữ thuần tuý không thể làm được. Hình ảnh tạo ra sự kết nối trực tiếp với cảm xúc, động lực thực sự của hành vi tiêu dùng. Để thiết lập sự hiện diện khác biệt của thương hiệu trong thế giới đông đúc này đòi hỏi một hệ thống nhận diện bằng hình ảnh đủ mạnh và phù hợp – trình Brandworks “hồ sơ năng lực thiết kế thương hiệu, nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp”.

Tại sao cần xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu?

Với thị trường khách hàng tiềm năng cực lớn trên các nền tảng Internet và mạng xã hội hiện nay, một chiến lược Marketing hiệu quả chắc chắn là cách tốt nhất để doanh nghiệp nâng cao độ nhận diện thương hiệu của mình. Đặc biệt, một chiến lược marketing nhận diện thương hiệu tốt còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với các hình thức Marketing truyền thống. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi chi phí đắt đỏ đang là gánh nặng của nhiều doanh nghiệp xây dựng hiện nay.

Xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Nhờ vào các chiến lược Marketing hiệu quả, hình ảnh thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí khách hàng, giúp khách hàng hiểu chính xác và rõ nét về các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, mở ra phạm vi tiếp cận khách hàng rộng hơn, thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp.

8 cách xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu thành công

Hiểu được tầm quan trọng của xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu hiện nay, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết cách thực hiện chúng trong thực tế để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đang loay hoay xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình thì đừng bỏ lỡ những kiến thức đắt giá trong phần tiếp theo của bài viết nhé. Vì Praz sẽ giúp bạn đưa ra 8 cách xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu thành công.

Chiến lược 1: Hiểu được giá trị của thương hiệu

Mỗi thương hiệu đều xây dựng cho mình một giá trị riêng biệt và khi nhận ra sức mạnh thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn hiểu được mình cần gì và có gì. Để hiểu được tầm quan trọng của giá trị thương hiệu, bạn hãy nhìn vào những thương hiệu có giá trị lớn và được người tiêu dùng toàn cầu nhận thức được như trái táo khuyết của Apple.

Khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp phải tính đến hình ảnh thương hiệu nhất quán với chủ trương, mục tiêu, sản phẩm, cá tính riêng biệt của công ty. Bên cạnh đó, bộ phận Marketing cũng phải đảm bảo tiến hành tiếp thị trên các kênh truyền thông, hiện vật,…

Doanh nghiệp cần hiểu được giá trị của thương hiệu và phát huy sức mạnh của giá trị ấy

Doanh nghiệp cần hiểu được giá trị của thương hiệu và phát huy sức mạnh của giá trị ấy

Doanh nghiệp cần hiểu được giá trị của thương hiệu, phát huy sức mạnh của giá trị ấy và sử dụng chúng như một động lực giúp tăng lợi nhuận, bởi nó:

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp, nghiêm túc của thương hiệu, nâng giá trị công ty.
  • Thể hiện sự nhất quán, đồng bộ về mặt lý tính và cảm tính cho khách hàng.
  • Tạo cảm giác tin cậy, hài lòng cho khách hàng/đối tác.
  • Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, tìm mua sản phẩm nhanh chóng.
  • Tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
  • Giúp đào tạo nội bộ, tạo niềm tự hào cho nhân viên, thúc đẩy sức mạnh truyền thông nội bộ.

Chiến lược 2: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những yếu tố hiện hữu ở mọi nơi mà doanh nghiệp có thể tiếp cận và chạm đến khách hàng, vì vậy mà chúng thể hiện mạnh mẽ ở mặt hình ảnh. Một hệ thống nhận diện thương hiệu thông thường sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố sau:

  • Tên gọi
  • Logo
  • Màu sắc chủ đạo
  • Hình ảnh đồ họa
  • Tài liệu giới thiệu, tài liệu bán hàng, tài liệu đào tạo, hợp đồng, hóa đơn,…
  • Danh thiếp
  • Đồ dùng văn phòng (mẫu thư, giấy viết, sổ tay, bút, cốc,…)
  • Chữ ký email
  • Hình ảnh trên các tài khoản mạng xã hội.

Chiến lược 3: Hãy thật độc đáo và khác biệt

Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là thứ mà khách hàng sẽ nhìn thấy đầu tiên khi tiếp cận một doanh nghiệp và cũng chính là cái mà họ dùng để phân biệt doanh nghiệp bạn với các đối thủ cạnh tranh khác. Và chắc chắn, không một doanh nghiệp nào lại muốn mình giống đối thủ, nhạt nhòa và dễ nhầm lẫn.

Chính vì vậy, một hệ thống nhận diện thương hiệu khác biệt, độc đáo chính là cách để bạn thể hiện được sự đặc biệt của doanh nghiệp mình, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một hệ thống nhận diện độc đáo là duy nhất, hấp dẫn mà không đánh mất tính thống nhất hay hình ảnh, quy tắc chung từ xã hội.

Chiến lược 4: Áp dụng màu sắc phù hợp

Bên cạnh sự độc đáo về thiết kế, bộ nhận diện thương hiệu của bạn cần lựa chọn màu sắc riêng phù hợp. Bởi màu sắc cũng có tiếng nói riêng của nó, giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp mà không cần sử dụng đến ngôn từ. Bộ não của con người luôn phản hồi lại màu sắc và có đến 42% biển quảng cáo màu sắc được người tiêu dùng đọc hơn.

Màu sắc là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu

Màu sắc là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu

Hiện nay, hầu như các thương hiệu đều sử dụng một số màu sắc cơ bản để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của mình, như:

  • Màu đỏ: Có đến 30% thương hiệu sử dụng màu đỏ để thể hiện sự nhiệt huyết, áp đảo (Coca Cola, Virgin,..)
  • Màu xanh lá: Là màu đại diện cho môi trường, sự phát triển (ví dụ: Starbuck,…)
  • Màu xanh dương: Đại diện cho sự tin cậy, hòa bình, kết nối được nhiều mạng xã hội sử dụng như Facebook, Twitter, Wework,…
  • Màu vàng: Màu của sự sung túc, đủ đầy, vui vẻ thường được sử dụng cho các thương hiệu đồ ăn, sản phẩm gia đình ( MCDonalds, IKEA,…)

Chiến lược 5: Thực hiện các chiến lược giúp nhận diện thương hiệu

Như đã phân tích ở phần đầu bài viết, để xây dựng được thương hiệu và tạo chỗ đứng trên thị trường cần một thời gian dài, xuyên suốt cùng với quá trình phát triển của doanh nghiệp và chia thành các giai đoạn cụ thể.

Các doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing giúp nhận diện thương hiệu của mình, một số cách thức bạn có thể tham khảo như:

  • Sử dụng các kênh truyền thông online như: mạng xã hội, trang tin điện tử, báo điện tử, quảng cáo số,…
  • Tiến hành các chiến dịch marketing nhằm tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng.
  • Đầu tư cho SEO nhằm tối ưu khả năng tìm kiếm trên thanh tìm kiếm.
  • Tổ chức một chương trình giới thiệu nhằm khuyến khích tham gia, chia sẻ lợi nhuận (Referral).
  • Tổ chức các sự kiện, chương trình viral nhằm phủ sóng thương hiệu trên các kênh tiếp cận.

Chiến lược 6: Đưa ra hướng dẫn sử dụng đầy đủ, chi tiết

Hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm định hướng cho nhân viên cách sử dụng và khai thác đúng đắn sản phẩm nhận diện, từ đó, tối đa hóa hiệu quả của chúng.

Hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu giúp:

  • Đội ngũ bán hàng hiểu được giá trị thương hiệu, tự tin giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm và chất lượng, uy tín công ty.
  • Bộ phận marketing hiểu về công ty, sản phẩm để thiết kế các ấn phẩm tiếp thị, content cho phù hợp.
  • Các phòng ban khác trong công ty hiểu được cốt lõi và tinh thần của công ty.
  • Các đối tác, cộng tác viên kinh doanh có thể hiểu được thương hiệu, phong cách thương hiệu và triển khai các hoạt động chia sẻ đem lại doanh thu.

Chiến lược 7: Cập nhật thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu cần được xây dựng một cách nhất quán và thể hiện trên mọi nơi mà có thể chạm tới khách hàng. Một công ty sử dụng logo trên website và tài khoản Facebook khác nhau chắc chắn sẽ khiến khách hàng bị nhầm lẫn, thậm chí đánh giá kém và có ấn tượng không tốt về thương hiệu.

Cập nhật thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu

Cập nhật thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu

Không chỉ logo mà màu sắc, thiết kế, cách trình bày sản phẩm, dịch vụ cũng phải thể hiện rõ bản sắc riêng của thương hiệu. Các bộ tài liệu marketing đồng nhất, thường xuyên được kiểm tra về chính tả và hình ảnh thiết kế.

Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình sau một thời gian dài sử dụng tùy theo định hướng và kết quả nghiên cứu xu thế thị trường. Khi bạn cập nhật chúng, bạn cần đưa ra một thông báo chính thức cho khách hàng trên mọi phương tiện truyền thông, thay đổi trên tất cả nơi tiếp xúc với khách hàng.

Chiến lược 8: Chuẩn bị một kế hoạch cho tương lai

Hầu hết mọi doanh nghiệp đều có sự cập nhật bộ nhận diện thương hiệu mới sau một quá trình phát triển dài lâu. Dựa trên những giá trị cốt lõi của thương hiệu, bạn cần đặt ra những hạn định hoặc kế hoạch chuẩn bị cũng như chiến lược Marketing để đón chào một bộ nhận diện mới mẻ, hợp xu thế hơn.

Ngài ra, các tài liệu thiết ké cũng cần được cập nhật hàng quý hoặc hàng năm tùy vào sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ. Các tài liệu cũng có thể giữ nguyên nội dung và điều chỉnh mặt hình ảnh để đem lại sự mới mẻ, hiện đại.

Cùng với đó, các tài khoản mạng xã hội cũng có thể cập nhật thiết kế mới dựa trên bộ nhận diện gốc. Thông thường, sự thay đổi ấy sẽ dựa vào các sự kiện xã hội, lễ tết, sự kiện của công ty,…. Thường xuyên rà soát, đánh giá việc cập nhật đồng bộ nhận diện thương hiệu trên mọi hạng mục.

Những yếu tố cần có của một doanh nghiệp để triển khai chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu thành công

Để triển khai một chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:

1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)

La bàn thương hiệu là một bản tóm tắt những điều cơ bản, định hướng, giới thiệu ban đầu về thương hiệu của doanh nghiệp. Nó là kết quả của công việc được thực hiện trong giai đoạn Chiến lược thương hiệu, bao gồm: Nghiên cứu thương hiệu và thị trường, định vị thương hiệu.

La bàn thương hiệu (Brand Compass)

La bàn thương hiệu (Brand Compass)

La bàn thương hiệu có chức năng dẫn lối, điều hướng mọi hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện trong tương lai, bao gồm:

  • Mục đích thương hiệu được tạo ra
  • Tầm nhìn
  • Sứ mệnh
  • Giá trị cốt lõi
  • Mục tiêu chiến lược
  • Giải pháp, kế hoạch đạt được mục tiêu chiến lược.

2. Văn hoá doanh nghiệp (Company Culture)

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nếu bạn muốn sở hữu một thương hiệu bền vững. Việc xây dựng và ban hành quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp là xây dựng và truyền cảm hứng, truyền tin thần vì mục tiêu của toàn bộ tập thể và là nguồn cảm hứng thúc đẩy, duy trì việc phát triển thương hiệu của bạn.

Văn hoá doanh nghiệp (Company Culture) 

Văn hoá doanh nghiệp (Company Culture) 

Một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả phải được xây dựng dựa trên những giá trị cốt lõi mà người sở hữu thương hiệu và hệ thống nhân viên của doanh nghiệp tin tưởng và cùng hướng đến, những nguyên tắc đó quyết định cách thức ứng xử, tương tác trong nội bộ và thế giới bên ngoài.

Nếu bạn có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vững chắc, doanh nghiệp của bạn sẽ có một tập thể đoàn kết và bền vững. Nó chính là nguồn động lực cho mỗi cán bộ nhân viên làm việc  cống hiến và khiến họ trở thành những đại sứ thương hiệu mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.

3. Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)

Thương hiệu không chỉ là một thứ vô tri, khi xây dựng thương hiệu, bạn hãy xem thương hiệu chính là một con người. Con người này cũng ẩn chứa những tính cách, suy nghĩ và cảm xúc riêng. Nhân cách đó bao gồm đầy đủ những đặc điểm cá tính riêng biệt, nó được nhận dạng và duy trì bởi những khách hàng trung thành, là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ hình thành sau quá trình trải nghiệm với thương hiệu.

4. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Để triển khai chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu thì không thể thiếu kiến trúc thương hiệu. Kiến trúc thương hiệu là một bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ của một tập đoàn hay doanh nghiệp sở hữu nhiều hơn 1 thương hiệu trong thời gian dài.

5. Tên thương hiệu và slogan 

Bên cạnh slogan, tên thương hiệu chính là người đại diện trực tiếp và hiện diện nhiều nhất khi khách hàng tiếp cận thương hiệu. Tên thương hiệu chưa đầy đủ ý nghĩa và thông điệp của thương hiệu.

Tên thương hiệu và slogan

Tên thương hiệu và slogan

Để tạo được tên thương hiệu, bạn có thể suy nghĩ về việc khởi đầu việc kinh doanh mới, hay nó cũng có thể được hình thành trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu thị trường, kết quả của việc ngày đêm thức trắng suy nghĩ, sàng lọc, thậm chí nó đến tự nhiên như một sự tình cờ.

Tuy nhiên, tên thương hiệu được sử dụng nhiều và hiệu quả trong quá trình marketing nhận diện thương hiệu nên bạn cần nghiêm túc lựa chọn và chúng tôi khuyên bạn nên tìm tới một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện giai đoạn này, vì nếu bạn muốn sở hữu một thương hiệu chuyên nghiệp, hãy làm chuyên nghiệp ngay từ đầu.

Một cái tên ngắn gọn, ấn tượng và khác biệt, dễ dàng sử dụng, bảo hộ và đăng ký tên miền, sẽ lưu lại ấn tượng mạnh mẽ với những người được trải nghiệm nó, giúp thương hiệu đó bền vững.

6. Nhận diện thương hiệu   

Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và thu hút, thể hiện và truyền tải thông điệp chiến lược, định vị thương hiệu cho người trải nghiệm.

Khi bạn xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu thành công là khi chúng thể hiện được tính cách của thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh cũng như vị trí của nó. Một hệ thống nhận diện thương hiệu tối thiểu gồm có:

  • Thiết kế Logo
  • Màu sắc của thương hiệu
  • Hệ thống font chữ sử dụng
  • Hệ thống lưới và tín hiệu nhận diện.
  • Danh thiếp (card visit)
  • Giấy viết thư
  • Tiêu đề thư
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên
  • Chữ ký email
  • Hình ảnh nhận diện trên mạng xã hội (avatar – cover)
  • Poster truyền thông về dịch vụ, sản phẩm…

7. Giọng nói và thông điệp (Brand Voice and Messaging) 

Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tương tác với thế giới bên ngoài. Và đây cũng là yếu tố góp phần giúp phân biệt doanh nghiệp bạn với những đối thủ cạnh tranh khác thông qua thông điệp truyền thông có mục đích thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp bạn.

Tông giọng và thông điệp mà bạn truyền đạt một cách thống nhất sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt thương hiệu của bạn ngay lập tức, cho dù đó là tài liệu in ấn quảng cáo hay một đoạn TVC được phát trên truyền hình hoặc Radio.

8. Website  

Website được ví như một người bán hàng thầm lặng, tích hợp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn, giúp người dùng có thể tham khảo thuận tiện.

Website

Website

Nếu bạn xây dựng được một website hiệu quả, thương hiệu của bạn sẽ trở nên trực quan và sống động hơn đối với khách hàng. Khi website được thiết kế và minh họa rõ ràng sẽ truyền tải thông điệp mà bạn muốn trao tới một cách nhanh nhất.

Website bao lâu nay vẫn là một công cụ, chiến thuật truyền thông hiệu quả nhất để mang lại trải nghiệm cho khách hàng, nó tốt cho việc trải nghiệm thương hiệu toàn diện cho khách hàng mục tiêu.

9. Mạng xã hội

Mạng xã hội là phương tiện truyền thông hiệu quả nhất và được quan tâm nhiều nhất trong thời đại 4.0 hiện nay. Thời đại mà con người có xu hướng dành phần lớn thời gian trải nghiệm trên các thiết bị kỹ thuật số thay vì trải nghiệm thực tế.

Mạng xã hội 

Mạng xã hội 

Vậy nên, khi thực hiện chiến lược marketing nhận diện thương hiệu, bạn nên tận dụng tối đa mạng xã hội như một cầu tương tác và đắc lực, tiếp cận tới khách hàng tiềm năng, truyền tải tới họ những thông điệp, nhận diện, câu chuyện và hình ảnh thương hiệu một cách hữu hiệu nhất.

Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng tệp khách hàng tiềm năng, khách hàng quan tâm tới thương hiệu và sử dụng các chiến thuật Marketing tốt để biến họ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.

Kết luận

Chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp “khắc sâu” trong trí nhớ của khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp thì bạn cần xây dựng một chiến lược truyền thông nhận diện thương hiệu để giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thu hút khách hàng.

Praz là đơn vị cung cấp giải pháp Marketing được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn

Praz là đơn vị cung cấp giải pháp Marketing được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn

Nếu bạn đang tìm một đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ marketing nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, bạn có thể cân nhắc đến Praz – đơn vị cung cấp các giải pháp marketing hiệu quả và chuyên nghiệp trên thị trường hiện nay. Đừng ngại ngần, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì nhé!