Thời đại công nghệ số làm cho xã hội biến chuyển toàn diện và xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới.. Các ngành nghề này ra đời để bắt kịp với xu hướng và sự thay đổi của thời đại. Trong số các nghề đó, có một nghề được giới trẻ vô cùng yêu chuộng bởi sự sáng tạo và luôn mới mẻ, đó chính là công việc digital marketing. Mà một người làm nhân sự, bạn cần làm một bản mô tả công việc digital marketing như thế nào để đầy đủ nhất. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Mục Lục
Mô tả công việc của digital marketing
Bất kỳ công việc nào cũng có những vị trí khác nhau, từ điều hành cho đến nhân viên. Mỗi vị trí đều có những vai trò và đảm trách công việc khác nhau. Công việc của digital marketing cũng vậy, cũng chia thành cấp bậc quản lý và nhân viên.
Các công việc cụ thể của một digital marketing manager vô cùng đa dạng
Mô tả công việc của digital marketing manager
Với vai trò quản lý, một nhân sự digital marketing manager cần đảm bảo rất nhiều công việc khác nhau. Trong rất nhiều công việc mà một quản lý cần phải làm, sẽ có các công việc chính sau đây bắt buộc một digital marketing manager phải đảm nhiệm. Cụ thể các công việc như sau:
- Lên kế hoạch, phân tích và thực hiện hoạt động Digital Marketing của tổ chức, sự kiện đồng thời cần có định hướng kế hoạch cho Digital Marketing
- Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược marketing trên các kênh; quản lý, theo dõi sự vận hành của các kênh truyền thông đang thực hiện
- Định hướng xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng cáo, các hoạt động tương tác trên các kênh Digital Marketing đang vận hành
- Lên kế hoạch và triển khai các hoạt động quảng cáo online mạng xã hội hoặc các kênh Digital Marketing khác của công ty.
- Chịu trách nhiệm phụ trách phát triển, quảng bá các chương trình PR, các kênh truyền thông online quảng cáo sản phẩm, thương hiệu.
- Thống kê, phân tích số liệu và đưa ra các điều chỉnh hợp lý, tăng hiệu quả cho quá trình quảng cáo và vận hành
- Giám sát và đánh giá hiệu quả cũng như chi phí quảng cáo trên các kênh truyền thông số
- Quản lý và kiểm soát hình ảnh của thương hiệu trên các kênh truyền thông số; giám sát hiệu quả SEO trên website chính thống của doanh nghiệp
- Quản lý các thứ hạng từ khóa, các hoạt động Ads như chạy SEO, Google Adwords và Ads khác
- Quản lý đội ngũ nhân viên Digital Marketing, phụ trách vấn đề tuyển dụng, đào tạo, quản lý của đội ngũ
- Cập nhật insight của khách hàng để có những thay đổi hợp lý trên các phương tiện truyền thông số
- Có kế hoạch sử dụng ngân sách hiệu quả để thực hiện, giám sát đánh giá các chiến lược truyền thông, chiến dịch quảng bá sản phẩm trên kênh digital marketing
- Có trách nhiệm báo cáo lên giám đốc marketing hoặc người phụ trách về hiệu quả và sự vận hành của hệ thống digital marketing
- Phối hợp với các phòng ban liên quan để đạt được mục tiêu chung
Như vậy, có thể thấy, công việc của một digital marketing manager không hề đơn giản, cần phải có nhiều kỹ năng và năng lực khác nhau để thực hiện tốt vai trò của mình.
Đọc thêm: 7 Công Cụ Kiểm Tra Thứ Hạng Từ Khóa Miễn Phí
Mô tả công việc của nhân viên digital marketing
Mô tả công việc digital marketing chi tiết nhất
Cũng nằm trong bộ phận Digital Marketing, một nhân viên digital marketing cũng có những công việc cụ thể riêng, chịu sự quản lý chặt chẽ của quản lý. Các công việc của digital marketing trong vai trò nhân viên có thể kể đến như:
- Triển khai các hoạt động quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên các kênh truyền thông số theo kế hoạch đã đề ra.
- Viết tin bài quảng cáo cho web và facebook của công ty; theo dõi và báo cáo các kết quả với quản lý
- Lập kế hoạch SEO, SEM, Google Adwords tối ưu hóa thứ hạng của website trên các trang tìm kiếm
- Thu thập thông tin từ thị trường, thông tin về sản phẩm, thông tin về các chương trình Digital Marketing, Social Media của đối thủ cạnh tranh
- Thực hiện các công việc hỗ trợ khách hàng, trao đổi thông tin, phản hồi, giải đáp thắc mắc về sản phẩm của công ty
- Đề xuất ý tưởng cho quản lý về chiến dịch, chiến lược truyền thông và thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho tổ chức và các sản phẩm truyền thông trong chiến dịch
- Báo cáo công việc và nhận phân công từ Digital Marketing Manager
Như vậy, bản mô tả công việc của digital marketing từ vị trí quản lý cho đến vị trí nhân viên đều rất rõ ràng. Tùy thuộc vào từng đơn vị, từng công ty khác nhau mà có biến đổi cho phù hợp với từng vị trí.
⇒ Xem thêm:
Bản mô tả công việc của nhân viên Marketing chi tiết và đầy đủ nhất
Bản mô tả công việc của nhân viên content marketing chi tiết, dễ hiểu
Các kỹ năng cần có ở một chuyên viên digital marketing
Để thực hiện được các công việc như bản mô tả công việc digital marketing, một chuyên viên marketing phải có những kỹ năng nhất định để làm việc.
Những kỹ năng cần có của một chuyên viên digital marketing
Sau đây là một vài kỹ năng cơ bản giúp cho một người làm digital marketing thực hiện tốt vai trò của mình:
- Kỹ năng viết tin bài, chia sẻ kiến thức lên các group, fanpage, blog: Đây là kỹ năng về nội dung cơ bản mà các chuyên viên cần đáp ứng được. Bài viết cần chuẩn SEO. Đồng thời, các bài chia sẻ, quảng bá sản phẩm, PR là cần thiết để tạo ra một chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Việc tăng tương tác trên mạng xã hội, các group sẽ giúp tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng.
- Kỹ năng về công nghệ, đặc biệt là thiết kế hoặc SEO website, thiết kế website. Đây sẽ là lợi thế để bạn có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác khi tìm kiếm các công việc liên quan đến digital marketing. Bởi công việc này cần sự chủ động trong việc tạo ra những thiết kế đồ họa quảng cáo cơ bản, hoặc tăng sự tương tác cho web, sử dụng các mã nguồn mở để tạo nội dung cho website, quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
- Kỹ năng giao tiếp, tương tác người dùng tốt: Đây là kỹ năng mềm cần cho bất kỳ công việc nào, với công việc digital marketing lại thực sự cần thiết. Bởi nếu bạn có làm content tốt đến đâu nhưng không có khả năng tương tác, lan tỏa tới người dùng thì cũng không có nhiều tác dụng.
- Kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: đây là kỹ năng khá cơ bản và thường được đánh giá rất cao trong khi tuyển dụng. Việc biết cách ưu hóa từ khóa sẽ giúp cho chiến dịch marketing nhanh đi đến mục tiêu hơn.
- Am hiểu các phương thức truyền thông kỹ thuật số: kỹ năng này sẽ giúp cho bạn thực hành và lập các chiến lược marketing hiệu quả, giúp cho việc truyền thông số không gặp trở ngại và là kỹ năng vô cùng cần thiết trong công việc này.
Khi tuyển dụng nhân viên digital marketing nhà tuyển dụng thường đưa ra những yêu cầu gì?
Mỗi vị trí trong phòng Digital Marketing đều cần đến một số yêu cầu nhất định. Các nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu nhất định về digital marketing mô tả công việc khác nhau. Chúng tôi sẽ tập hợp các yêu cầu cơ bản về 2 vị trí quản lý và chuyên viên để bạn có cái nhìn sơ bộ nhất nhé.
Yêu cầu công việc ở vị trí digital marketing manager
Với vị trí quản lý, các yêu cầu cơ bản về kinh nghiệm và khả năng quản lý được đánh giá cao.
Những yêu cầu công việc của vị trí quản lý digital marketing
Sau đây là các yêu cầu của nhà tuyển dụng thường đưa ra với vị trí digital marketing manager như sau:
- Có kinh nghiệm ít nhất 2 năm ở vị trí quản lý bộ phận Digital Marketing hoặc các vị trí tương tự
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành truyền thông, marketing là một lợi thế
- Có hiểu biết sâu rộng và có kinh nghiệm sử dụng các kênh truyền thông số, công cụ số trong công việc
- Có tư duy chiến lược và phân tích tốt
- Khả năng giao tiếp tốt, khả năng quản lý thời gian hiệu quả và có tố chất quản lý
- Yêu thích làm việc trong môi trường năng động với áp lực công việc cao
- Sáng tạo, linh hoạt, có tinh thần hợp tác và khả năng truyền cảm hứng tốt là lợi thế của một quản lý ở vị trí công việc này.
Đây đều là các yêu cầu cơ bản của một đơn vị tuyển dụng quản lý phòng digital marketing của công ty. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau mà các công ty sẽ có thêm yêu cầu khác, tuy nhiên, các ứng viên cần đảm bảo các yêu cầu này trước tiên.
Tìm hiểu ngay:
Sự khác nhau giữa tỉ lê khung hình màn hình quảng cáo lcd
Yêu cầu công việc ở vị trí nhân viên digital marketing
Bên cạnh vị trí digital marketing manager, thì vị trí nhân viên digital marketing cũng là một vị trí hấp dẫn với nhiều người. Cũng giống như vị trí quản lý, vị trí chuyên viên cũng đặt ra những yêu cầu riêng biệt.
Những công việc cần phải làm của chuyên viên digital marketing
Đa phần các công ty sẽ có các yêu cầu sau cho nhân sự của mình:
- Có kiến thức chuyên ngành Marketing hoặc các ngành liên quan; có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự là một lợi thế
- Có kiến thức bài bản về Marketing, đặc biệt là Digital marketing và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing. Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên ở các chuyên ngành liên quan là một lợi thế.
- Có kiến thức và am hiểu về PPC, Google Adwords, SEO, quản trị nội dung, InDesign và phần các phần mềm thiết kế.
- Sử dụng thành thạo các công cụ số và kênh truyền thông số
- Sử dụng thành thạo photoshop và các công cụ thiết kế khác phục vụ cho việc sáng tạo nội dung và hình thức của chiến dịch quảng bá.
- Sáng tạo, chủ động và có tinh thần cầu tiến
- Có tư duy phân tích và có khả năng quản lý thời gian, làm việc trong môi trường áp lực cao
- Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp tốt, cẩn thận trong công việc.
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh là một lợi thế.
Như vậy, ở vị trí nhân viên Digital Marketing cũng có những yêu cầu nhất định. Ứng viên cần nắm được các yêu cầu này để khi làm hồ sơ hoặc phỏng vấn thể hiện được các yêu cầu sẽ có cơ hội công việc cao hơn..
Mức lương trung bình của công việc digital marketing
Nghề Digital Marketing là một nghề khá mới trên thị trường và cũng có mức lương vô cùng hấp dẫn. Về tổng thể, có thể nói, lương của một Digital Marketing sẽ cao hơn so với các công việc văn phòng khác. Lương cũng sẽ không cố định mà tùy thuộc vào từng vị trí, từng chức vụ cũng như số năm kinh nghiệm đã làm trong nghề. Ngoài ra, một số công ty còn có chế độ thưởng dành cho những nhân sự đạt hoặc vượt chỉ tiêu.
Từng vị trí và khoảng kinh nghiệm khác nhau để có mức lương khác nhau
Chúng tôi đưa ra một số gợi ý về lương ở các vị trí khác nhau của phòng Digital marketing để bạn dễ hình dung về mức lương trong ngành hiện nay nhé.
- Vị trí nhân viên/Chuyên viên Digital Marketing: Đây là vị trí khởi điểm và cũng là vị trí đầu tiên mà đa phần các bạn muốn dấn thân vào. Vị trí này có mức lương giao động trong khoảng 9-13 triệu/tháng và có những công ty có thể chi trả đến 30 triệu/tháng tùy năng lực của từng người.
- Vị trí Digital Marketing Executive: thu nhập ở vị trí này rơi vào khoảng 9-14 triệu/tháng và có nơi lên đến 35 triệu/tháng
- Vị trí nhân viên SEO: Đơn thuần của công việc này là khoảng 7-10 triệu/tháng với nhiệm vụ đảm bảo website, các bài đăng, các bài chia sẻ trên nền tảng truyền thông được hiển thị tốt nhất và có lượt tìm kiếm cao nhất. Có doanh nghiệp trả lên tới 30 triệu/tháng cho vị trí công việc này.
- Vị trí Content Marketing/Copywriter: giao động trong khoảng 7-10 triệu/tháng và cao nhất là 20 triệu/tháng. Nhiệm vụ chính là sản xuất phần nội dung, viết bài chuẩn SEO… kết hợp cùng nhân viên SEO đẩy cao khả năng tìm kiếm.
- Vị trí Digital Marketing Planner: Đây là vị trí lập kế hoạch, đề xuất ý tưởng cho chiến dịch, chiến lược tiếp thị kỹ thuật số. Lương trung bình của vị trí này rơi vào khoảng 8-12 triệu/tháng, có nơi cao hơn là 15 triệu/tháng
- Trưởng phòng Digital Marketing: vị trí này có nhiệm vụ và vai trò cao hơn các vị trí ở trên. Lương của vị trí này rơi vào khoảng 8-12 triệu, thông thường là khoảng 15 triệu/tháng
- Vị trí Giám đốc Digital Marketing (Digital Marketing Director):giao động khoảng 30-35 triệu/tháng, có nơi lên tới 50-150 triệu/tháng tùy vào năng lực và yêu cầu của công ty. Đa phần, các công ty lớn thường có mức lương vô cùng hấp dẫn cho vị trí này và đương nhiên, áp lực công việc cũng không hề nhỏ.
Như vậy, bạn có thể thấy, mỗi vị trí sẽ có một khoảng lương nhất định. Song, mức lương này sẽ không giống nhau ở tất cả mọi người mà còn phụ thuộc vào năng lực cũng như kinh nghiệm và khả năng đàm phán khi nhận việc của mỗi người.
Một số công cụ digital marketing mà các Marketer chuyên nghiệp cần phải biết
Chắc hẳn đây là phần mà rất nhiều người trong ngành digital Marketing quan tâm. Bởi lẽ bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần có công cụ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số công cụ giúp bạn làm việc và quản lý tốt hơn.
Công cụ quản lý kênh truyền thông xã hội được đánh giá cao bao gồm Buffet, Hootsuite, Social Rank… Đây đều là những kênh có thể hỗ trợ quản lý các kênh social media cả tổ chức, của doanh nghiệp trên cùng một nền tảng. Nó cho phép quản lý rất nhiều mạng xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, Youtube, Flickr… Nếu doanh nghiệp có từ 3 tài khoản hoạt động thường xuyên trở lên thì nên sử dụng công cụ hữu ích này để làm việc. Nó giúp cho bạn giảm t thiểu thời gian để chuyển đổi giữa các tài khoản, ứng dụng khác nhau, hay có thể chủ động lên lịch bài viết hàng tháng, hàng tuần và cũng có thể quản lý việc trả lời câu hỏi của khách hàng trên các mạng xã hội.
Nhiều công cụ khác nhau để quản lý kênh truyền thông xã hội
Các công cụ này có thời gian dùng thử hoặc hoàn toàn miễn phí, nên nếu chưa tiếp cận được đến nó, các marketer nên thử để biết và lựa chọn công cụ quản lý cho phù hợp.
Công cụ thiết kế và hỗ trợ thiết kế
Các marketer không thể bỏ qua các công cụ liên quan đến thiết kế khi làm marketing, đặc biệt là nghề Design.Các công cụ này sẽ là “cần câu” để bạn thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, thông thường, các bạn thiết kế sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp sau đây:
- Adobe Photoshop: đây là phần mềm đầu tiên cần đề cập, giúp chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp cũng như thiết kế các file một cách sáng tạo
- Adobe Illustrator: đây là phần mềm đồ họa vector, chuyên vẽ/ sáng tạo sản phẩm thiết kế, hỗ trợ các định dạng file in ấn.
- Adobe InDesign: phần mềm giúp dàn trang chuyên nghiệp, vô cùng quan trọng trong thiết kế và in ấn.
- CorelDRAW: phần mềm này ít dùng hiện ở hiện tại, song cũng có chức năng đồ họa vector, hỗ trợ cắt vi tính và hầu như được nhà in sử dụng là nhiều.
Bên cạnh việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng này, cũng có một số phần mềm miễn phí khác được sử dụng trên nền tảng online. Nó sẽ là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp nhỏ chưa có kinh phí đầu tư nhiều cho mảng thiết kế. Hiện nay đã có nhiều nền tảng khác nhau hỗ trợ thiết kế online, nổi bật hơn cả là Canva. Phần mềm này có nhiều tính năng miễn phí, tận dụng để thiết kế banner, poster… cũng vô cùng phù hợp.
Công cụ gửi Email Marketing
Email marketing là một phương tiện trong Digital Marketing. Chính vì thế, đừng bỏ qua các công cụ gửi email marketing trong số các công cụ cần có của một marketer nhé.
Có đa dạng công cụ để gửi email marketing đến nhóm đối tượng mục tiêu
Có một số nhà cung cấp nổi tiếng trong lĩnh vực này mà còn có thể tham khảo, ví dụ như SendinBlue, GetResponse, MailChimp… Các bên cung cấp này đều cho phép số lượng email gửi đi lớn, data khách hàng cũng đa dạng theo từng ngân sách khác nhau.
Công cụ hỗ trợ quản lý, phát triển website
Công cụ này sẽ không thể thiếu trong công việc digital marketing và thường trong mô tả công việc digital marketing sẽ không đề cập. Song bạn cần trang bị cho mình kiến thức về nó trước khi dấn thân làm Marketer nhé.
Công cụ phân tích lưu lượng truy cập website
Trước tiên là công cụ phân tích lưu lượng truy cập website. Google Analytics được xem là công cụ quyền lực nhất đến từ Google và được các quản trị viên website, marketer sử dụng phổ biến. Ứng dụng này cho phép quản lý các thông số dẫn về website như nhân khẩu học, nguồn truy cập, thiết bị khách truy cập sử dụng, nội dung nổi bật mà khách truy cập quan tâm.. Ngoài ra, SimilarWeb cũng là một công cụ giúp cho người làm Marketer nắm bắt các thông số cần thiết như tổng số truy cập, thời gian truy cập, top từ khóa tìm kiếm, thiết bị truy cập, tỉ lệ rời trang…
Google Analytics là công cụ hữu hiệu để bạn phân tích lưu lượng truy cập trang
Dù không được chuyên sâu như Google Analytics nhưng cũng là một công cụ đánh giá tốt đối thủ cạnh tranh cũng như các trang báo nếu mong muốn hợp tác. Tuy nhiên, SimilarWeb chỉ có thể đánh giá các trang web có hơn 5.000 lượt truy cập mỗi tháng nên hiện nay Google Analytics vẫn là một công cụ tối ưu hỗ trợ phát triển website.
Công cụ nghiên cứu từ khoá và tối ưu hoá SEO
Với việc tối ưu hóa SEO, bạn cần nhiều hơn 1 công cụ để làm tốt công việc của mình. Trong bản mô tả công việc digital marketing không yêu cầu bắt buộc phải biết hết các công cụ này, song để thực hiện tốt công việc, đặc biệt là nhân viên SEO thì yêu cầu cần phải biết. Người làm công việc này cần biết tính năng của mỗi công cụ để áp dụng tốt hơn. Có một số công cụ nổi bật, ví dụ như:
- Google Trends: đây là công cụ tìm kiếm các từ khóa được ưa chuộng, giúp cho người dùng so sánh độ phổ biến của 2 hay nhiều từ khóa khác nhau dựa theo khung thời gian tìm kiếm và vị trí địa lý.
Google Trends là công cụ tìm kiếm từ khóa được ưa chuộng
- Google Search Console: giúp tối ưu hóa khả năng hiển thị của trang web bằng nhiều tính năng khác nhau, trong đó tính năng quan trọng nhất là thống kê từ khóa mang đến traffic cho website. Ngoài ra, còn một số thông tin quan trọng như liệt kê các trang nội bộ, trang bên ngoài liên kết với web, gửi và kiểm tra sơ đồ trang web…
- Các công cụ chuyên sâu hơn để nghiên cứu lưu lượng tìm kiếm từ khoá, đề xuất các từ khóa liên quan như Google Keyword Planner SEMrush, Ahrefs, Majestic SEO…
Các công cụ kiểm tra tốc độ website
Việc kiểm tra website có tốc độ nhanh hay chậm cũng là một công việc của digital marketing. Công cụ này được hỗ trợ rất nhiều và có nhiều lựa chọn cho bạn sử dụng. Một số công cụ mà bạn có thể kiểm tra tốc độ website chính là Google PageSpeed Insights, Pingdom Website Speed Test, Think with Google… Đây đều là các ứng dụng được tin tưởng dùng. Thế nên, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé.
Bộ câu hỏi phỏng vấn
Để đạt được kết quả phỏng vấn như mong muốn, chúng tôi giới thiệu với bạn một số câu hỏi phổ biến khi tham gia ứng tuyển vào các vị trí trong phòng Digital Marketing. Bạn cần chuẩn bị trước để không bị hoang mang nhé.
Bộ câu hỏi phỏng vấn cho từng vị trí khác nhau của digital marketing
Câu hỏi phỏng vấn dành cho nhân viên digital marketing
Với vị trí nhân viên, chuyên viên digital marketing, bạn có thể cần trả lời các câu hỏi sau:
Các câu hỏi liên quan đến bản thân:
- Giới thiệu về bản thân
- Bạn quan tâm nhất về vấn đề gì trong vị trí này
- Tại sao bạn lại nộp đơn vào tổ chức chúng tôi
- Vì sao chúng tôi cần thuê bạn và mục tiêu trong 5 năm tới của bạn là gì
Các câu hỏi liên quan đến chuyên môn
- Theo bạn, Digital Marketing là gì?
- Vai trò của từ khóa trong Digital Marketing? Digital Marketing khác gì so với Offline Marketing
- Tầm quan trọng của SEO trong Digital Marketing là gì
- Kể tên các công cụ Digital Marketing mà bạn biết và bạn thông thạo những công cụ nào
- Theo bạn, xu hướng chính tiếp theo trong tiếp thị kỹ thuật số là gì?
Có rất nhiều câu hỏi khác nhau trong khi phỏng vấn tuyển dụng vị trí này, vì thế bạn cần nắm chắc kiến thức cũng như có một sự tự tin nhất định khi tham gia phỏng vấn nhé.
Câu hỏi phỏng vấn dành cho digital marketing manager
Với vị trí Digital Marketing Manager, các câu hỏi sẽ tập trung vào chuyên môn và khả năng sáng tạo, quản lý của bạn trong lĩnh vực này.
Các câu hỏi mà bạn có thể gặp phải trong khi phỏng vấn như sau:
- Sơ lược về bản thân
- Lý do bạn ứng tuyển vào vị trí này
- Hiệu quả chiến dịch marketing được đánh giá qua tiêu chí nào
- Làm sao để cải thiện lượt traffic vào website và fanpage
- Bạn sẽ tìm insights như thế nào? Tiêu chí để chọn lọc được insight đắt giá nhất?
- SEO và Content Marketing có mối liên hệ với nhau như thế nào?
- Nếu được tuyển vào vị trí Digital Marketing Manager của công ty, bạn sẽ làm gì để thay đổi diện mạo cũng như hiệu quả của phòng
- Bạn thử đề xuất một ngân sách hợp lý và khôn ngoan cho một chiến dịch marketing
Tổng kết
Như vậy, công việc marketer là công việc vô cùng thú vị với mức lương hấp dẫn. Praz gửi bạn bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc này cũng như giúp cho bộ phận nhân sự có thể phác thảo bản mô tả công việc Digital Marketing một cách chi tiết và chính xác nhất.