Marketing đang là một trong những phòng ban có khả năng thu hút được đông đảo người tài trong các công ty hoặc doanh nghiệp. Ở đây bạn được thoải mái thể hiện những ý tưởng táo bạo của mình. Nhưng các bạn có thực sự hiểu về phòng marketing hay không? Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Chức năng và nhiệm vụ của phòng này trong quá trình phát triển của doanh nghiệp? Sơ đồ phòng marketing ở các doanh nghiệp có giống nhau hay không?… Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những kiến thức chung về phòng marketing tại các doanh nghiệp hiện nay nhé.
Mục Lục
Phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Một phòng marketing của một doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Và việc phân chia sơ đồ tổ chức phòng marketing phải đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp. Để họ có thể làm tròn được vai trò cũng như nhiệm vụ của mình trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện nay sẽ được chia thành 3 loại là Client, Agency và doanh nghiệp nhỏ. Mỗi doanh nghiệp này lại có những cơ cấu tổ chức phòng marketing khác nhau.
⇒ Xem thêm: Sự biệt cơ bản giữa Online Marketing và Digital Marketing
Sơ đồ tổ chức phòng marketing của doanh nghiệp Client
Client là gì? Client là một đơn vị sản xuất hoặc kinh doanh riêng biệt. Họ có những sản phẩm hoặc dịch vụ để kinh doanh cụ thể. Vậy trong doanh nghiệp Cilent phòng marketing gồm những bộ phận nào? Sơ đồ tổ chức phòng marketing của doanh nghiệp Client bao gồm những bộ phận cụ thể dưới đây:
Trên thực tế, cơ cấu tổ chức phòng marketing của các doanh nghiệp Client đều là những người đã nắm được rõ chủ trương, kế hoạch marketing của công ty. Họ phải là những người đưa ra được những Brief cho Agency. Sau đó, họ lại là người giám sát việc thực thi các chiến dịch. Cuối cùng là phải đưa ra được quyết định và chịu trách nhiệm về kế hoạch và chiến lược kinh doanh mà mình phụ trách.
Sơ đồ tổ chức phòng marketing của doanh nghiệp Cilent
Những bộ phận bắt buộc phải có trong cơ cấu tổ chức phòng marketing của 1 doanh nghiệp Client là Brand Team và Marketing Service. Trong đó:
Brand Team: Đây là một nhóm người được phân công phụ trách quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp/ công ty.
Marketing Service: Đây là những bộ phận đóng vai trò hỗ trợ cho Brand Team phát triển trong sơ đồ phòng marketing. Nó có thể là Research, Media, Digital, E-commerce, Event/OHH… Tuy nhiên, với bộ phận này thì sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ mà được bố trí nhiều hoặc ít cho thích hợp. Trong mỗi bộ phận này thường có Manager, Assistant Manager và Executive/Intern để phụ trách và chịu trách nhiệm về nội dung công việc.
Sơ đồ tổ chức phòng marketing của doanh nghiệp nhỏ (SME)
SME là tên viết tắt của cụm từ Small and Media Enter prise, dùng để chỉ những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Với những doanh nghiệp này, vì không có đủ ngân sách cho nên nhân viên trong phòng marketing phải kiêm cùng một lúc nhiều việc làm khác nhau. Vì vậy, thông thường trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có sự phân chia rạch ròi của các bộ phận riêng biệt. Vậy trong SME phòng marketing gồm những bộ phận nào? Trong cơ cấu tổ chức phòng marketing của SME sẽ bao gồm các bộ phận chủ yếu sau:
Content: Đây là những người chịu trách nhiệm về việc sáng tác nội dung cho bài viết để up lên website, thiết kế, chụp ảnh, quay video, hoàn thiện các công tác hậu kì…
Planning: Đây là bộ phận có chức năng nghiên cứu thị trường, đưa ra ý tưởng để phát triển, lập các kế hoạch truyền thông và hoạch định chiến lược phát triển thị trường.
Kỹ thuật: Là những người thực hiện các nhiệm vụ chạy chiến dịch quảng cáo, tối ưu SEO, quản lý Email, SMS, CRM,…
Booking: Là những người thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng mối quna hệ với truyền thông như KOLs, quảng cáo, diễn đàn, báo chí,…
Sơ đồ tổ chức phòng marketing của các Agency
Agency là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông và quảng cáo. Nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp này là cũng cấp dịch vụ marketing theo yêu cầu của các doanh nghiệp khác. Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Trong bộ máy tổ chức phòng marketing của Agency bao gồm nhiều phòng ban với những nhiệm vụ khác nhau. Sơ đồ tổ chức phòng marketing cả các Agency bao gồm:
Sơ đồ tổ chức phòng marketing của Agency
Strategic Planning hay còn gọi là Account Planning: Đây là bộ phận bao gồm những người có nhiệm vụ tìm hiểu những nhu cầu và insight của khách hàng. Để có thể đưa ra được những định hướng hoạt động và phương hướng tiếp cận truyền thông.
Account Management: Đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình làm việc hãy thể hiện thái độ lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông để có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn mà client gặp phải. Những người trong bộ phận này đóng vai trò làm cầu nối để truyền tải thông tin giữa Agency và Client. Đây là bộ phận không thể không nhắc đến khi trả lời câu hỏi phòng marketing gồm những bộ phận nào? ở công ty Agency.
Creative: Đây là bộ phận quy tục những người đóng vai trò chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm và truyền tải ý tưởng được hình thành trên giấy thành hiện thực. Đó có thể là những hình ảnh hoặc thước phim có thể chạy được ngoài thực tế. Bên trong của bộ phận creative lại bao gồm các bộ phận nhỏ hơn là Copywriting – những người chịu trách nhiệm thực hiện nội dung, con chữ và Design – những người chịu trách nhiệm thực hiện hình ảnh ).
Các bộ phận trong sơ đồ phòng marketing của các công ty Agency có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt những dự án mà khách hàng giao cho mình. Ngoài ra cung cấp thêm cho client những chiến lược marketing sao cho hiệu quả nhất.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing
Từ những chia sẻ cụ thể về phòng marketing gồm những bộ phận nào thì chúng ta có thể nhận thấy được những chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà phòng marketing phải làm gồm những việc sau:
Xây dựng, thực hiện các chiến lược marketing
Xây dựng chiến lược cho phòng marketing
Việc hoạch định được chiến lược kinh doanh có tác động rất lớn hoạt động của doanh nghiệp. Nếu như xác định được chiếc lược kinh doanh tốt sẽ tạo tiền đề để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Từ đó mang đến doanh thu cao nhất và hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra. Nếu như chiến lược kinh doanh không rõ ràng, tiếu bài bản và tầm nhìn hạn hẹp thì việc thất bại trong lĩnh vực kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.
Chính vì vậy, vai trò của các vị trí phòng marketing rất quan trọng. Nơi đây làm nhiệm vụ xác định kế hoạch kinh doanh, định hướng rõ ràng con đường để thực hiện kế hoạch ấy. Bên cạnh đó còn phải làm được nhiệm vụ quảng bá những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường
Tạo mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các vị trí trong sơ đồ phòng marketing trong thời điểm hiện đại chính là tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông. Những chuyên viên trong phòng marketing phải xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông, báo chí và cộng đồng. Đặc biệt, những cán bộ trong phòng kinh doanh không được gây hiểu lầm hay tạo xung đột với phóng viên của báo chí. Bởi nếu làm như vậy sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn doanh nghiệp trong tương lai. Nếu như mối quan hệ không tốt, hãy giải quyết bằng tình cảm, sự chân thành để có thể giảng hòa và tìm được tiếng nói chung để cùng giải quyết vấn đề.
Thực tế chứng minh rằng, những cuộc khủng hoảng truyền thông diễn ra khi các cán bộ nhân viên trong phòng marketing không khéo léo xử lý vấn đề. Chính vì vậy dẫn đến kết quả là khi có những chiến dịch quảng cáo sản phẩm được tung ra thị trường thì nó sẽ bị tẩy chay. Khách hàng không tin tưởng và sử dụng sản phẩm. Từ đó mà doanh thu giảm đáng kể và thiệt hại về kinh tế là điều dễ dàng nhận thấy.
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới
Quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo nghiên cứu của Philip Kotler và Gary Armstrong bao gồm 8 giai đoạn chính:
Bước 1: Hình thành những ý tưởng mới để tiếp thị sản phẩm
Bước 2: Sàng lọc ý tưởng về sản phẩm
Bước 3: Tiến hành phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm mới
Bước 4: Ước tính doanh thu và lợi nhuận khi tiến hành triển khai sản phẩm này.
Bước 5: Phát triển những chiến lược marketing sẽ dùng để quảng bá cho sản phẩm.
Bước 6: Phát triển và cải tiến sản phẩm để nó được hoàn thiện hơn
Bước 7: Tiến hành bán thử nghiệm trên thị trường để thấy được phản ứng của khách hàng
Bước 8: Tiến hành thương mại hóa sản phẩm. Tung sản phẩm ra bán đại trà để tiếp cận được với đông đảo khách hàng.
Các giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Những công việc cụ thể của nhân viên trong sơ đồ tổ chức phòng marketing sau khi đã hình thành những ý tưởng để phát triển và thử nghiệm sản phẩm mới bao gồm:
Thứ nhất, xác định thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm sẽ hướng đến. Để làm được việc này cần trả lời được câu hỏi: Khách hàng chủ chốt là ai? Họ có đặc điểm gì? Vị trí cư trú của hộ ở đâu? Họ đang làm nghề nghiệp gì? Nhu cầu về sản phẩm của họ là gì…
Thứ hai, xây dựng kế hoạch Marketing Mix bao gồm giá cả, hệ thống phân phối, Promotio…
Thứ tư, hoạch định và xây dựng kế hoạch bán hàng để có thể mang lại được mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp.
Cuối cùng là dựa trên sự hài lòng của khách hàng khi dùng thử sản phẩm mà bộ phận marketing của doanh nghiệp sẽ đề ra các chương trình nghiên cứu và phát triển những sản phẩm/ dịch vụ mới. Và lan tỏa rộng rãi đến người tiêu dùng. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên nằm trong sơ đồ tổ chức phòng marketing dựa trên những nhận xét, đánh giá của khách hàng về sản phẩm dùng thử để hoàn thiện sản phẩm của mình ở mức tốt nhất, phù hợp với nhu cầu, mục đích cũng như thị hiếu của người tiêu dùng nhất.
Mở rộng thị trường
Xác định được chuẩn nhu cầu của thị trường cũng như việc mở rộng thị trường, tìm kiếm các thi trường mới là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của phòng marketing. Thông qua việc là này sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được đúng phân khúc của thị trường, về sức tiêu thụ của thị trường ra sao. Từ đó đưa ra được các hướng tiêu thụ sản phẩm cũng như phạm vi bán hàng. Đồng thời tiến hành những hoạt động thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mới thích hợp, hiệu quả và tối ưu kinh phí nhất.
Những việc làm cụ thể mà các vị trí trong phòng marketing của doanh nghiệp phải thực hiện để hoàn thiện được việc nghiên cứu, phát triển và mở rộng thị trường:
Thứ nhất, xây dựng được hệ thống thu thập, tổng hợp mọi thông tin về giá cả, sản phẩm kể cả là những thông tin về đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, tiến hành phân tích, đánh giá những thông tin thu thập được. Từ đó đưa ra những phương pháp cải tạo sản phẩm hiện đang kinh doanh hoặc phát triển sản phẩm mới hoàn thiện hơn về mọi mặt.
Thứ ba, Hình thành nên những ý tưởng cho sản phẩm mới và đề xuất với ban lãnh đạo. Trong đó chú ý đến định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
Thứ tư, đề xuất và xây dựng chiến lược mở rộng thị trường sao cho phù hợp nhất với mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Đọc thêm: Tỉ lệ khung hình 4:3
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các vị trí trong phòng marketing phải làm đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ này giúp cho doanh nghiệp gây được tiếng vang, lan tỏa được thương hiệu và giúp cho doanh nghiệp củng cố vị trí vững chắc của mình trên thị trường.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình một cách nhất quán và xuyên suốt ngay từ đầu. Tất cả những thông tin liên quan đến doanh nghiệp cần phải được truyền tải một chính xác, rõ ràng, có khả năng thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng mục tiêu. Từ đó sẽ tạo ra giá trị chuyển đổi cao hơn. Và chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng. Và chắc chắn sẽ lan tỏa và nâng cao được giá trị thương hiệu của mình.
Những việc các vị trí trong phòng marketing thuộc công ty phải làm để xây dựng và phát triển thương hiệu thường xuyên đó là:
- Xây dựng được hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cũng như đầu tư thời gian để vận hành hệ thống ấy đi đến hiệu quả.
- Lên ý tưởng cho chương trình hậu mãi, cũng như chế độ bảo hành sản phẩm
- Tích cực lên ý tưởng tài trợ hoặc tham gia vào các hoạt động tình thương để mở rộn cũng như quảng bá thương hiệu
- Tích cực tham gia vào các chương trình truyền hình có liên quan đến chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng để có thể lan tỏa được thương hiệu của mình một cách rộng rãi.
Xem thêm:
Dịch vụ Marketing Ninh Thuận tại đây.
Các vị trí bắt buộc phải có trong phòng marketing
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Muốn phòng marketing hoạt động thực sự có hiệu quả và mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp thì trước hết cần chọn được những nhân sự đảm bảo chất lượng và năng lực phù hợp với từng vị trí. Vậy các vị trí trong phòng marketing bắt buộc phải có là gì? Nhiệm vụ của từng người ra sao?
Giám đốc Marketing
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Trong sơ đồ phòng marketing, giám đốc marketing là vị trí không thể không có. Vị trí này được ví như thuyền trưởng chèo lái cả con tàu marketing đi đúng hướng cũng như vào đến bờ an toàn. Người này đóng vai trò là người định hướng mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp. Ngoài ra, với cương vị là một giám giám đốc marketing thì bạn sẽ phải là người chịu mọi trách nhiệm về việc quản lý và chi tiêu ngân sách rót xuống cho hoạt động quảng bá thương hiệu. Và tính toán được những giá trị thu về cho doanh nghiệp ở bộ phận mà bạn phụ trách. Vị trí giám đốc marketing này ở một số doanh nghiệp còn có thể kiêm cả giám đốc thương hiệu.
Giám đốc marketing
Là người nắm chức vụ cao nhất trong phòng marketing, cho nên giám đốc marketing sẽ phải là người chịu trách nhiệm cho những đầu mục công việc sau:
Xác định được hướng đi, định hướng nhân viên trong phòng và nhận chỉ tiêu KPIs về marketing.
Là người chịu mọi trách nhiệm trước ban lãnh đạo về hoạt động và hiệu quả của phòng marketing.
Cũng tùy vào từng doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh mà giám đốc marketing còn đóng vai trò của một giám đốc thương hiệu nữa.
Chịu trách nhiệm viết blog của doanh nghiệp hoặc blog của bên thứ ba.
Là người đứng mũi chịu sào, thuyết trình mọi nội dung, ý tưởng tại các sự kiện lớn nhỏ có sự tham gia của công ty.
Là người thay mặt ban lãnh đạo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Là người góp mặt trong các group/ cộng đồng có liên quan đến doanh nghiệp
Là người đóng vai trò phát ngôn và chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình trên mạng xã hội.
Là người quản lý, triển khai ngân sách dành cho marketing
Trưởng phòng Marketing
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Khác với các vị trí trong phòng marketing khác, vị trí trưởng phòng sẽ là người chịu trách nhiệm những công việc được giám đốc marketing giao phó như: quản lý nhân sự marketing, lên kế hoạch hoạt động, theo dõi và tối ưu những hiệu quả trong từng chiến dịch marketing… Ngoài ra, trường phòng marketing còn làm những nhiệm vụ khác do giám đốc marketing hay ban lãnh đạo điều động.
Trưởng phòng marketing
Tuy nhiên, đổ tối ưu được hiệu quả công việc và mang đến những lợi ích cao nhất cho khách hàng, trưởng phòng marketing thường ưu tiên những công việc liên quan đến định hướng và lên kế hoạch hoạt động cho cả phòng marketing. Đồng thời cũng có những biện pháp để quản lý hoạt động của marketing một cách toàn diện nhất.
Cũng tùy vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà có đôi lúc trưởng phòng marketing có những nhiệm vụ và quyền hạn tương đương với giám đốc marketing. Chúng ta thường thấy ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì chỉ có chức vụ trưởng phòng marketing. Người này sẽ đảm nhiệm mọi công việc mà một giám đốc marketing thường làm.
Nhân viên PPC (nhân viên quảng cáo)
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Trong cơ cấu tổ chức phòng marketing thì không thể không có nhân viên PPC. Hay còn gọi là nhân viên phụ trách mảng quảng cáo có trả phí. Những người này sẽ có nhiệm vụ phụ trách, lên kế hoạch và triển khai tối ưu các chiến dịch quảng cáo sao cho mang lại hiệu quả lợi nhuận cao nhất.
Các doanh nghiệp có hai lựa chọn cho vị trí này, hoặc là thuê nhân viên làm full-time. Cũng có thể thuê agency bên ngoài. Ngày nay, việc quảng cáo trực tuyến được xem là kênh marketing mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhân viên quảng cáo
Để có thể trở thành một nhân viên PPC làm việc hiệu quả, chạy theo được guồng quay công việc của phòng marketing thì người này phải là người thực sự nhanh nhạy, có khả năng tính toán và xử lý số liệu từ việc quảng cáo một cách nhanh nhất. nhân viên PPC phải có khả năng phân tích và tính toán được chi phí quảng cáo bỏ ra và lợi nhuận thu về. Làm thế nào để chiến dịch marketing của mình có thể tăng được doanh thu cho công ty thông qua việc quảng cáo có trả phí.
Những công việc mà một nhân viên PPC phải là trong phòng marketing bao gồm:
Lên kế hoạch, kiểm nghiệm xem chiến dịch đó có khả khi hay không. Khi thực hiện chiến dịch marketing này có mang lại được lợi nhuận hay có được tiếp khách hàng như mong muốn hay không. Và thực hiện các chiến dịch quảng cáo có trả phí.
Theo dõi và kiểm soát chi phí quảng cáo hàng ngày.
Theo dõi và tối ưu các chiến dịch marketing đang chạy quảng cáo.
Xây dựng được kế hoạch quảng cáo cho từng giai đoạn tương ứng với từng đối tượng khách hàng và điều chỉnh mức giá thầu quảng cáo ở từng giai đoạn cụ thể.
Luôn theo sát chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi và tối ưu từ khóa kịp thời.
Tiến hành xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch marketing.
Kiểm soát điểm chất lượng được đánh giá
Quản lý chỉ số impression và vị trí quảng cáo.
Báo cáo hiệu quả chạy quảng cáo PPC hàng tuần cho trưởng phòng và giám đốc marketing biết để có những điều chỉnh thích hợp.
Dừng ngay các hoạt động quảng cáo trong chiến dịch nếu như không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhân viên SEO
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Trong các vị trí trong marketing thì nhân viên SEO là vị trí không thể thiếu. Với khả năng khai thác thông tin và thấu hiểu các hành vi tìm kiếm và phân tích các xu hướng của người dùng internet hiện nay. Từ đó sẽ lên những phương án và triển khai các dự án SEO của doanh nghiệp bằng những từ khóa và mục tiêu cụ thể. Vị trí này không chỉ mang đến cho doanh nghiệp thứ hạng cao, đứng top đầu cho website, mà còn mang đến những cơ hội mới như danh sách khách hàng tiềm năng, những đơn hàng mới…
Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên SEO chính là nghiên cứu từ khóa. Dựa trên những dữ liệu thu thập được thông qua nghiên cứu khách hàng, nhân viên SEO sẽ xác định được những đối tượng khách hàng đó đang tìm kiếm điều? Họ đang tìm kiếm về những chủ đề gì từ đó có những chiếc dịch thích hợp để tiếp cận và biến họ thành khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, nhân viên SEO cũng là người nắm rõ nhất tình trạng website của công ty mình. Biết được trang web đối thủ để từ đó có những kế hoạch để đưa trang web của mình vượt trội hơn đối thủ và đưa sản phẩm/ dịch vụ đến gần với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu hơn.
Hơn nữa, một nhân viên SEO làm việc hiệu quả nhất là khi họ được đào tạo bài bản và chuyên sâu về SEO, content marketing, backlink. Trong nhiều doanh nghiệp, nhân viên SEO còn bao gồm các vị trí trong marketing khác nhau như Seo Manager, Seo Leader, Seoer, Content… Những bộ phận này cần phối hợp với nhau một cách hài hòa để có thể tối ưu được từ khóa và đưa từ khóa của doanh nghiệp lên top tìm kiếm cao nhất.
Bạn có thể có những hình dung cơ bản về những công việc mà một nhân viên SEO phải làm hàng ngày như:
Nghiên cứu từ khóa
Viết và tối ưu SEO cho những nội dung hoàn toàn mới
Quảng bá nội dung
Nghiên cứu những từ khóa chuyên sâu
Xây dựng hệ thống backlink
Tối ưu Onpage/ Offpage
Tìm kiếm cơ hội mới từ ững kết quả tìm kiếm.
Thấu hiểu và có khả năng tương tác lại được với các xu hướng của nhóm khách hàng mục tiêu
Kết hợp chặt chẽ với đội ngũ kỹ thuật để xử lý nhanh và triệt để về các vấn đề phát sinh khi tối ưu SEO từ khóa.
Theo dõi, phân tích các chỉ số và đưa ra những báo các cụ thể về tình hình SEO.
Ngoài ra, cong một số công việc khác theo sự chỉ đạo và phân công của cấp trên trong một quy trình seo hoàn thiện.
Chính vì SEO hiện nay đang là một kênh marketing hữu hiệu, mang đến những hiệu quả lâu dài. Cho nên vị trí nhân viên SEO cũng là câu trả lời cho câu hỏi phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Lập trình viên
Trong cơ cấu tổ chức phòng marketing, một vị trí rất quan trọng và giúp cho doanh nghiệp thực thi mọi ý tưởng marketing trên giấy vào thực tế chính là lập trình viên. Trong thời đại công nghệ số 4.0 với sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ, sở hữu được một nhân viên lập trình giỏi chính là chìa khóa mang lại những thành công trong hoạt động marketing.
Những trên thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể nhận thấy vai trò quan trọng của nhân viên lập trình trong phòng marketing. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã lược bỏ đi vị trí này. Nếu như có vị trí dành riêng cho lập trình viên thì họ cũng phải kiêm cả những công việc lặt vặt, nằm ngoài nhiệm vụ như thêm code vào website, thiết kế email popup, design web theo yêu cầu, thiết kế landing page chuyên nghiệp, lập trình những phần mềm quản lý…
Lập trình viên
Trong thời đại ngày nay, website là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp. Nếu thực sự muốn đầu tư vào hoạt động digital marketing một cách bài bản nhất thì bạn nên tuyển cho mình một lập trình viên chuyên nghiệp. Bởi khi chủ động được những việc liên quan đến website sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí thuê đơn vị làm web… Vì vậy khi trả lời câu hỏi phòng marketing gồm những bộ phận nào thì không thể không nhắc đến lập trình viên.
Một lập trình viên chuyên nghiệp trong phòng marketing của một công ty sẽ làm những nhiệm vụ sau:
Thiết kế website sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhu cầu.
Thiết kế các nội dung mang tính tương tác cao.
Lập trình các phần mềm dựa theo yêu cầu.
Khắc phục những lỗi ảnh hưởng đến tốc độ của web.
Xử lý những phát sinh trong quá trình hoạt động web để hạn chế tối đa những ảnh hưởng liên quan đến tỉ lệ chuyển đổi.
Thiết kế và tối ưu được mọi trải nghiệm của người dùng trên mọi thiết bị thông minh.
Tiến hành phân tích những hành vi người dùng. Để từ đó đóng góp ý kiến giúp cải thiện những điểm hạn chế của sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.
Nhân viên content marketing
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Trong thời điểm hiện nay, với sự lên ngôi của content marketing. Nó là một phần không thể thiếu của bất cứ chiến dịch marketing. Cho nên đây là một trong các vị trí trong phòng marketing không thể thiếu. Nhân viên content marketing sẽ làm nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan đến nội dung, hình ảnh hay dựng các video có nội dung ấn tượng thu hút khách hàng mục tiêu để nhằm quảng bá và giới thiệu dịch vụ, PR cho sản phẩm.
Content marketing trong các doanh nghiệp hiện nay được chia thành nhiều loại như: content seo, content quảng cáo, design hình ảnh, xây dựng video, …Ngoài ra, một nhân viên content có thể kiêm cùng một lúc nhiệm vụ của nhiều người.
Nhân viên content marketing
Một nhân viên content marketing hoạt động thực sự hiệu quả khi họ đáp ứng được các nội dung công việc như sau:
Lựa chọn được đối tượng mà nội dung hướng đến
Hiểu được nhu cầu, cũng như mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu này
Đề xuất những ý tưởng về nội dung để có thể tiếp cận họ được tối đa nhất.
Xây dựng những nội dung để phục vụ cho việc quảng cáo có trả phí.
Thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh, video chuyên nghiệp, mang dấu ấn riêng của doanh nghiệp.
Đăng tải nội dung đã viết lên những nền tảng hỗ trợ marketing.
Tiếp thị nội dung đến với từng người trong các tệp khách hàng mục tiêu tiềm năng.
Nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Trong các vị trí cần có trong phòng marketing thì nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi cũng đóng vai trò quan trọng. Họ là những người có trách nhiệm kiểm soát hiệu quả marketing sau cùng của doanh nghiệp. Họ cũng là những người đưa ra những đánh giá rất chính xác về hiệu quả của tất cả các hình thức sáng tạo về cả nội dung và hình ảnh được đăng tải.
Tuy nhiên, vị trí này tại nhiều công ty vẫn không được coi trọng. Họ không đưa yếu tố này vào danh mục những yêu cầu mà một nhân viên phòng marketing cần biết khi tuyển dụng. Những công việc chính mà một nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi thường làm đó là :
Thiết kế và thử nghiệm trang landing page và rút ra kết luận xem nó có hiệu quả hay không.
Góp ý, đề xuất ý tưởng hoặc xây dựng những nhóm nội dung có khả năng tương tác cao.
Thử nghiệm quảng cáo social media.
Tối ưu lại toàn bộ hình ảnh phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo.
Thiết kế phần xử lý yêu cầu hoặc đăng kí để có thể tiếp cận được với đông đảo khách hàng hơn. Mang đến hiệu quả chuyển đổi cao hơn.
Nhân viên tổ chức sự kiện
Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Để cho thương hiệu của doanh nghiệp lan tỏa rộng hơn, tiếp cận được với đông đảo khách hàng hơn thì việc tổ chức các sự kiện, truyền thông cả online và offline là rất cần thiết. Muốn làm được điều này thì trong cơ cấu tổ chức phòng marketing không thể không có nhân viên tổ chức sự kiện cũng như triển khai sự kiện. Những nhiệm vụ thường thấy của nhân viên tổ chức sự kiện đó là:
Lên ý tưởng, nội dung cho buổi tổ chức sự kiện
Xây dựng kịch bản chi tiết cho một buổi tổ chức sự kiện
Liên hệ để thuê các dịch vụ hỗ trợ như phông bạt, bàn ghế, địa điểm tổ chức, đạo cụ, nghệ thuật…
Đạo diễn và quản lý nhân sự tham gia vào sự kiện
Nhân viên tổ chức sự kiện
Các doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề gì nếu không có phòng marketing?
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi nhân sự dành cho marketing còn mỏng thì phòng marketing gồm những bộ phận nào? Họ sẽ gặp những vấn để khó khăn trong marketing nào?
Ngân sách dùng để nuôi nhân sự cho phòng marketing ít, thậm chí là không có. Chính vì vậy nên họ không dám làm marketing. Nếu có làm thì cũng là làm marketing một cách đối phó.
Cho dù nếu có sơ đồ tổ chức phòng marketing đi nữa thì họ cũng phải ôm đồm quá nhiều việc. Chưa kể có những người thiếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy không thể đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu trong marketing một cách hiệu quả nhất. Và không thể mang lại lợi nhuận tương xứng với đồng tiền được chi ra.
Giải pháp dành cho các doanh nghiệp không có phòng marketing?
Nếu như quy mô doanh nghiệp của bạn nhỏ. Bạn đang không biết tổ chức Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Thì giải pháp hợp lý nhất vẫn là thuê một phòng marketing bên ngoài. Lợi ích của việc thuê ngoài phòng marketing đó là:
Cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa liên quan đến marketing như tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường, nghiên cứu và phân tích hành vi mua hàng của người tiêu dùng bởi một sơ đồ tổ chức phòng marketing hoàn chỉnh. Từ đó có những chiến lược marketing thích hợp và tổ chức thực hiện những chiến lược ấy một cách hiệu quả nhất, tiếp cận được đông đảo khách hàng nhất.
Đưa cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển của doanh nghiệp. Khi bạn thuê một phòng marketing từ bên ngoài để phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm hay dịch vụ. Họ sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về doanh nghiệp của mình. Từ đó sẽ có những tư vấn về kế hoạch marketing phù hợp.
Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đang sở hữu một phòng marketing hoạt động không hiệu quả vì thiếu nguồn lực hoặc thiếu kinh phí thì hãy lựa chọn cho mình phòng marketing thuê ngoài với giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của công ty. Thấu hiểu được toàn bộ những khó khăn trên, PRAZ là đơn vị cung cấp giải pháp cho thuê phòng marketing hiệu quả với sơ đồ tổ chức phòng marketing đầy đủ, đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản xung quanh phòng marketing. Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Vai trò, vị trí cũng như các sơ đồ tổ chức phòng marketing. Nếu bạn muốn tham khảo hoặc tư vấn về dịch vụ cho thuê phòng marketing nói riêng và các thông tin, dịch vụ về marketing nói chung thì hãy liên hệ với PRAZ để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúc bạn thành công!