Sale Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Sales Marketing và Sale

Sale Marketing là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, không ít người bị lẫn lộn Sale Marketing với Sale (Bán hàng). Hiểu được điều đó, trong bài viết này, Praz Media sẽ mang đến cho bạn những thông tin đa chiều giúp các bạn hiểu “Sale Marketing là gì?” cũng như cách phân biệt Sale và Marketing Sales nhé!

Mục Lục

Sale Marketing là gì?

Để hiểu Sales Marketing là gì, chúng ta sẽ đi giải nghĩa từng từ trong thuật ngữ này.

Về Marketing, đây là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Còn về Sales, thuật ngữ này mô tả công việc liên quan đến bán sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. 

Như vậy, có thể thấy, Sale Marketing biểu thị mối quan hệ chặt chẽ giữa Sale và Marketing. Cụ thể hơn, Sale Marketing là sự kết hợp giữa nhiệm vụ của hoạt động Sale và hoạt động Marketing, trong đó, Marketing sẽ hỗ trợ việc Bán hàng (Sale).

Trong thực tế, bộ phận Marketing sẽ tiến hành các hoạt động để giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm cũng như về thương hiệu, từ đó, tạo dựng mối liên kết với khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng ở đây được hiểu là những người đáp ứng được những tiêu chí của Marketing, chẳng hạn như: phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu, quan tâm tới sản phẩm hay có ý định sử dụng sản phẩm… Việc gắn kết được với đối tượng khách hàng tiềm năng có ý nghĩa lớn đối với hoạt động Bán hàng. Có thể có những khách hàng tiềm năng không phù hợp với tiêu chí mà Sales đưa ra, dẫn đến xung đột giữa Sales và Marketing. Thế nhưng, đó đôi khi lại là cơ hội để hai bộ phận hợp tác cùng phát triển bằng cách chia sẻ ý tưởng, tìm phương án thực hiện phù hợp nhất cho cả hai. 

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, Sale Marketing là tiếp thị bán hàng. Đây là hình thức bán hàng thông qua quá trình làm việc với thị trường như: nghiên cứu và phân tích thị trường, phát triển, phân phối sản phẩm.

Sale Marketing là gì?

Sale Marketing là gì?

⇒ Xem thêm: Search marketing là gì? Các hình thức của search marketing

Sự khác nhau giữa Sales Marketing và Sale (Bán hàng)

Nhìn chung, Sale và Marketing Sales có điểm chung là thúc đẩy tăng trưởng doanh thu thông qua việc bán sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, hai khái niệm này cũng có những điểm riêng. Cùng Praz Media đi tìm hiểu sự khác biệt giữa Sale và Sales Marketing là gì nhé!

Sự khác biệt về điểm xuất phát

Sự khác biệt đầu tiên của hai vị trí này là điểm xuất phát. Đầu tiên, điểm xuất phát của Sale là tại các nhà máy sản xuất hàng hóa. Tại sao lại nói vậy? Bởi từ những nhà máy, sau khi sản phẩm được hoàn thiện và đưa ra thị trường, bộ phận Sale mới thực hiện nhiệm vụ của mình, đó là bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, Sale Marketing cần thực hiện công việc ngay khi sản phẩm, dịch vụ chưa chính thức hình thành chứ không đơn giản là bán những mặt hàng, dịch vụ đã có. Tức là, Sale Marketing sẽ tham gia vào quá trình phân tích, nghiên cứu thị trường để xác định loại hình phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; xác định đối tượng khách hàng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến. Từ đó mới hiện thực hóa ý tưởng thành sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Sau khi sản phẩm hoàn thành, Sale Marketing sẽ nỗ lực để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, thương hiệu thông qua các chương trình PR, khuyến mãi… Và cuối cùng mới đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua bán hàng (Sale) để thúc đẩy tăng trưởng doanh số.

Nhìn chung, Sale Marketing là một con đường lâu dài hơn Sale.

Sự khác biệt về trọng tâm chú ý

Sales Marketing và Bán hàng còn có sự khác biệt trong vấn đề quan tâm. Trọng tâm chú ý của Sale đặt vào sản phẩm. Sau khi sản phẩm được sản xuất, bộ phận Sale sẽ tìm ra những phương pháp bán hàng mới, quảng cáo cho sản phẩm… để bán được hàng. Tức là, với những người làm Sales, doanh thu là yếu tố được đặt lên hàng đầu. 

Sự khác biệt về trọng tâm chú ý

Sự khác biệt về trọng tâm chú ý

Nhưng Sale Marketing lại không giống vậy. Vấn đề cốt lõi mà Sale Marketing hướng tới là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hay nói cách khác, xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ khai thác những giá trị mà khách hàng mong muốn, từ đó cho ra đời những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của họ. Như vậy, không chỉ kích thích hành động “mua” của khách hàng mà còn thu hút sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu, giúp thương hiệu tạo dựng được một chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng. 

Nếu Sale tập trung bán những thứ doanh nghiệp có thì Sale Marketing lại hoàn toàn ngược lại: cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần.

Sự khác biệt về đường hướng thực hiện

Bởi có sự khác biệt về mục đích, vấn đề quan tâm nên đường hướng thực hiện của Sale Marketing và Bán hàng cũng có sự khác nhau.

Có thể thấy, Sale sẽ dùng lời nói để tư vấn và thuyết mục khách hàng mua sản phẩm. Cụ thể là khéo léo chỉ ra những điểm mạnh, điểm nổi bật của sản phẩm so với sản phẩm khác để đánh vào tâm lý khách hàng. Những câu từ mạnh mẽ sẽ rất có tác dụng trong việc thay đổi quyết định của khách hàng như: “Sản phẩm này chỉ còn khuyến mãi nốt hôm nay”, “Đây là giá giảm kịch sàn cho sản phẩm này rồi đấy”… Tuy nhiên, trong Sale, người bán không nên nói “hết phần” của khách hàng mà cần lắng nghe khó khăn mà họ đang gặp phải từ đó hiểu khách hàng cần gì. Chỉ như vậy, Sale sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Sự khác biệt về đường hướng thực hiện

Còn Sale Marketing không chỉ gồm các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng mà nó còn đòi hỏi phải kết hợp các biện pháp Marketing (Marketing – mix), cụ thể là Marketing đối ngoại – Marketing khách hàng và Marketing đối nội.

Với Marketing đối ngoại – Marketing khách hàng, doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng những nhu cầu đó của khách hàng. Còn Marketing đối nội là việc tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt, động viên mọi bộ phận, mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Điều đó để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động chung của tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Vậy nên, có thể thấy, trước khi thực hiện Marketing khách hàng, doanh nghiệp cần làm tốt công tác Marketing đối nội.

Sự khác biệt về mục tiêu lợi nhuận

Mục tiêu lợi nhuận là sự khác biệt lớn nhất giữa Sale Marketing và Bán hàng. Sale sẽ hướng tới thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận thông qua tăng lượng sản phẩm bán ra. Tức là khi sản phẩm bán ra càng nhiều, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được càng lớn

Còn những mục tiêu của Sale Marketing mang tầm vĩ mô hơn. Đó là tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng lợi nhuận ở đây không phải là lợi nhuận ngắn hạn mà là lợi nhuận dài hạn và tổng thể. Tức là, mục tiêu của Sale Marketing là tăng lợi nhuận thông qua việc gia tăng giá trị mà khách hàng nhận được chứ không phải dựa vào lượng bán tối đa như trong s để làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng trong việc tìm mua sản phẩm.

Công việc cụ thể của nhân viên Sales Marketing là gì?

Nghề Sales Marketing là một nghề khá phổ biến hiện nay. Vậy bạn có tò mò những công việc cụ thể của Sales Marketing là gì không? Nếu có thì để Praz Media giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé!

Công việc cụ thể của nhân viên Sale Marketing là gì?

Công việc cụ thể của nhân viên Sale Marketing là gì?

Nhìn chung, công việc cụ thể mà nhân viên Sales Marketing đảm nhiệm là:

  • Tham gia vào quá trình lên ý tưởng, nghiên cứu các chiến lược Marketing. Sau đó, triển khai thực hiện và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch.
  • Trước khi doanh nghiệp tung sản phẩm, dịch vụ ra ngoài thị trường, bộ phận Sales Marketing cần nghiên cứu thị trường, thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó để có những điều chỉnh hợp lý.
  • Sau khi sản phẩm “ra lò”, Sales Marketing cần thực hiện các chiến dịch quảng bá hình ảnh như PR, quảng cáo, TVC… để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, giúp gây dựng lòng tin của khách hàng.
  • “Khoanh vùng” những nhóm đối tượng có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng để có những chiến lược thu hút phù hợp.
  • Tiếp đến, Sale Marketing cần tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp cận với họ để giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về những tính năng, lợi ích nổi bật của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, thuyết phục khách hàng trải nghiệm chúng.
  • Không chỉ dừng lại ở việc bán hàng, Sale Marketing còn cần duy trì mối quan hệ với khách hàng, cụ thể hơn là chăm sóc khách hàng sau mua để gia tăng khả năng mua hàng lại của họ. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được khách hàng trung thành.
  • Sale Marketing cũng cần tổ chức và đo lường tính hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản phẩm. 
  • Bên cạnh đó, còn cần phân tích xu hướng thị trường và những dữ liệu kinh doanh để đưa ra những giải pháp giúp cải thiện chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
  • Sale Marketing cần tích cực tham gia vào các chương trình, sự kiện với mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thường xuyên báo cáo tiến độ, hiệu quả công việc cho cấp trên cũng là nhiệm vụ mà Sale Marketing cần làm.

Những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên Sales Marketing là gì?

Nếu bạn có đam mê với Marketing và đặc biệt muốn trở thành nhân viên Sales Marketing thì bạn không được bỏ qua những yếu tố sau đây:

Nâng cao năng lực của bản thân

Nâng cao năng lực của bản thân

Nâng cao năng lực của bản thân

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần nhân viên phải cố gắng, nỗ lực nâng cao năng lực của bản thân.Và nghề Sales Marketing cũng không ngoại lệ. Chỉ khi năng lực được cải thiện, bạn mới có thể thực hiện công việc một cách trơn tru, thuận lợi. Như vậy, áp lực bạn phải đối mặt cũng giảm đi rất nhiều. Trong Sale Marketing thì doanh số là yếu tố khẳng định năng lực của bạn. Hơn nữa, khi năng lực của bạn không ngừng được nâng cao, tương lai của bạn cũng sẽ rộng mở hơn trong nghề. Thật vậy, nó sẽ thúc đẩy quá trình thăng chức, thăng lương của bạn. 

Phải biết cách kết nối với thế giới và mọi người

Phải biết cách kết nối với thế giới và mọi người

Phải biết cách kết nối với thế giới và mọi người

Với sự phát triển của Internet, các hoạt động kinh doanh không còn bị giới hạn trong một phạm vi nào cả. Vậy nên, để không bị bỏ lại, người làm Sale Marketing cần phải biết cách kết nối với thế giới và mọi người. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng mạng xã hội giúp bạn đến gần gơn với công chúng như: Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter… Hãy chia sẻ lên các nền tảng kể trên những câu chuyện về sản phẩm, về doanh nghiệp một cách tinh tế. Bởi mạng xã hội có thể giúp câu chuyện của bạn đi xa hơn, tiếp cận đến với nhiều người hơn bất kể sự cách biệt về không gian địa lý. Điều đó sẽ giúp bạn lan tỏa hình ảnh của sản phẩm và thương hiệu đến với người tiêu dùng, từ đó xây dựng lòng tin trong khách hàng.

Luôn giữ tình thần lạc quan

Luôn giữ tinh thần lạc quan

Luôn giữ tinh thần lạc quan

Tinh thần lạc quan là điều cực kỳ cần thiết mà nhân viên Sale Marketing cần trau dồi. Bởi công việc này yêu cầu bạn phải tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng thuận lợi trong giao tiếp với họ. Nếu cứ mỗi lần bị khách hàng “từ chối” bạn lại chán nản và buông xuôi thì chắc chắn bạn khó có thể gắn bó lâu dài với nghề này. Thay vào đó, hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan trong mọi tình huống và có niềm tin vào bản thân, lấy những điều chưa đạt được làm động lực phấn đấu. Vậy là bạn sẽ ngày càng tiến bộ và phát triển hơn trong nghề.

Trau dồi kỹ năng đàm phán thuyết phục

Trau dồi kỹ năng thuyết phục, đàm phán

Trau dồi kỹ năng thuyết phục, đàm phán

Một trong những công việc của nhân viên Sale Marketing là phải tìm kiếm, gặp gỡ, tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, kỹ năng đàm phán, thuyết phục cần được rèn luyện, trau dồi. Nếu kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt, bạn có thể tác động tới tâm lý khách hàng, khiến khách hàng thay đổi ý định: từ không có nhu cầu sang quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Và để làm được điều đó, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, nắm bắt tốt tâm lý khách hàng và am hiểu chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ. 

Tính linh hoạt

Tính linh hoạt cũng là kỹ năng mà người làm Sale Marketing cần có. Bởi công việc này cần tiếp xúc với đa dạng các đối tượng khách hàng, va chạm với nhiều tình huống khác nhau. Vậy nên, nếu cứ rập khuôn, gò bó tất cả mọi thứ theo một lối mòn nào đó thì bạn rất khó để thành công. Tùy vào đối tượng, tùy vào hoàn cảnh giao tiếp, hãy linh hoạt xử lý để đem đến những kết quả có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, khi tiếp xúc với những khách hàng tổ chức, người làm Sale Marketing cần thể hiện được sự chuyên nghiệp, nghiêm túc, hướng tới sự hợp tác giữa hai bên doanh nghiệp. Còn trong tư vấn với khách hàng cá nhân có thể thân thiện cởi mở hơn trong giao tiếp. 

Cơ hội việc làm của nghề Sales Marketing

Với sự nở rộ của các doanh nghiệp đã tạo nên một thị trường kinh doanh sôi động. Doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển tốt thì cần tạo dựng được sự khác biệt. Chỉ có sản phẩm tốt thôi là chưa đủ mà chiến lược Marketing sáng tạo, độc đáo mới là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường. Bởi vậy, mà hầu hết 100% doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng tuyển dụng nhân sự Marketing, trong đó có vị trí Sale Marketing. Điếu này góp phần làm cho cơ hội việc làm của nghề Sales Marketing trở nên vô cùng rộng mở với người lao động. 

Cơ hội việc làm của nghề Sale Marketing 

Cơ hội việc làm của nghề Sale Marketing 

Ngoài việc các doanh nghiệp tự phát triển chiến lược Marketing cho mình thì hiện nay, nhiều nhà quản trị có xu hướng tìm tới các Marketing Agency để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, Marketing Agency là các đơn vị chuyên về Marketing, cung cấp dịch vụ Marketing cho khách hàng tổ chức để giúp họ phát triển thương hiệu và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Từ xu hướng đó, các tổ chức Marketing Agency ngày càng xuất hiện rầm rộ tại Việt Nam, có thể kể đến như: BBDO Việt Nam, GUDJOB, E Brand, Youth Advertising… Vậy nên, các doanh nghiệp về Marketing Agency cũng là mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn phát triển bản thân với nghề Sales Marketing. 

Kết luận

Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo Sale Marketing trên các nền tảng công nghệ, Praz Media luôn mong muốn đem đến cho bạn những góc nhìn chân thật nhất về nghề. Hy vọng, qua đó, các bạn đã thực sự hiểu rõ Sales Marketing là gì. Nếu bạn đang nuôi đam mê trở thành một nhân viên Sale Marketing thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Chúc các bạn sẽ sớm hiện thực hóa giấc mơ của bản thân.