Đối với những người làm trong lĩnh vực Marketing, hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ seeding. Seeding Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch Marketing bởi nó góp công rất lớn vào việc thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mặc dù phủ sóng rộng rãi trên thị trường, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy seeding Marketing là gì và tầm quan trọng của nó trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng PRAZ tìm hiểu ngay sau đây!
seeding marketing ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp
Mục Lục
Seeding là gì?
Trong Digital Marketing – Tiếp thị kỹ thuật số, seeding được hiểu là phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm phân tán rộng rãi nội dung trên “mảnh đất màu mỡ” Internet. Đây được xem là một công cụ quan trọng không thể thiếu đối với lĩnh vực Digital Marketing. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, nếu làm Digital Marketing mà không áp dụng seeding Marketing thì hiệu quả đã có nguy cơ bị giảm tới 50%.
Thông qua các nền tảng khác nhau như mạng xã hội, diễn đàn, website, blog,… những người làm seeding Marketing sẽ đảm bảo rằng các bài viết, thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu sẽ gây được chú ý với nhiều đối tượng công chúng khác nhau, đặc biệt là khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp truyền tải được thông điệp có lợi cho thương hiệu của họ.
Tóm lại, một nội dung muốn thành công cần phải được truyền tải đến đúng đối tượng bằng phương pháp chính xác. Nên mới nói, seeding cũng đòi hỏi sự khéo léo, thông minh để công chúng, khách hàng không cảm thấy phản cảm hay đang bị “dắt mũi”.
⇒ Xem thêm:
Tầm quan trọng của seeding trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp
seeding marketing đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing
Hiện nay, hầu hết các Marketer đều chọn các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… làm kênh quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng tiềm năng. Và vấn đề cần được quan tâm ở đây là làm thế nào để xây dựng cho khách hàng những nhận thức về sản phẩm, thương hiệu. Lúc này, seeding Marketing sẽ cho thấy tầm quan trọng của mình trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp bằng các cách sau:
- Giúp gia tăng số lượt tìm kiếm thương hiệu, sản phẩm, tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi tiếp cận các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
- Gia tăng sự nhận diện thương hiệu, thúc đẩy độ phủ sóng của thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng.
- Tăng cơ hội đưa các nội dung lên top trên các công cụ tìm kiếm như Google và thu hút lượng traffic từ Google thông qua những topic comment có tính lan truyền hiệu quả.
- Thu hút thêm nhiều khách hàng truy cập Internet thông qua việc đề cập các thông tin liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
- Khuyến khích sự trao đổi giữa những người đọc thông tin, từ đó gia tăng mức độ nhận diện, khả năng lan truyền thông tin về sản phẩm, dịch vụ và tuyệt vời hơn nữa là chuyển hóa nhận thức của khách hàng thành hành động như mua sản phẩm, dịch vụ hoặc giới thiệu đến những người khác.
- Đem lại nguồn backlink chất lượng, góp phần hỗ trợ cho chiến lược SEO của doanh nghiệp.
Các giai đoạn cần thiết để tạo nên chiến dịch seeding Marketing thành công
một chiến dịch seeding marketing thường được thực hiện theo 3 giai đoạn
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão hiện nay, hoạt động seeding Marketing thường được dựa trên mô hình AIAS – Một mô hình theo dõi hành vi khách hàng. Mô hình AIAS được phân tách thành 5 chữ tương ứng với từng mục tiêu cụ thể là: chữ A – Attention; chữ I – Interest; chữ S – Search; chữ A – Action và chữ S – Share. Mô hình này được chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Awareness stage – Nhận diện thương hiệu
Một mẫu seeding Marketing được đánh giá là thành công khi đạt được mục tiêu chính là gây được sự chú ý và kích thích trí tò mò cho khách hàng tiềm năng nhằm tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Seeding Marketing thường được áp dụng nhiều hơn ở những dòng sản phẩm, dịch vụ mới sắp ra mắt trên thị trường. Tuy nhiên, seeding Marketing cũng được ví như “con dao hai lưỡi”, bởi nếu quá lạm dụng nó sẽ dễ khiến khách hàng cảm thấy lố và khó chịu, dẫn tới việc từ chối lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Giai đoạn 2: Emotion Stage – Gia tăng giá trị cảm xúc
Gia tăng giá trị cảm xúc là một trong những giai đoạn quan trọng làm nên thành công của một chiến dịch seeding Marketing. Một ví dụ điển hình của giai đoạn này là các Seeder thường sẽ tạo ra những mẩu đối thoại liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Tất nhiên, các đối thoại đó sẽ dẫn dắt theo hướng có lợi cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, để có thể đạt được hiệu quả seeding Marketing như mong đợi, bạn nên chọn lối viết nhẹ nhàng, tinh tế và khéo léo. Hãy cho khách hàng tiềm năng thấy được những lợi ích mà thương hiệu đem đến cho họ, khiến họ cảm thấy là dù bỏ tiền ra sử dụng sản phẩm, dịch vụ như họ đang được hưởng lợi chứ không có cảm giác bị mất đi, hoặc ít nhất số tiền họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.
Giai đoạn 3: Action Stage – Hành động trực tiếp
Giai đoạn cuối cùng trong mô hình AIAS là Action Stage – Hành động trực tiếp. Đây được xem là bước quyết định đối với việc chuyển đối khách hàng từ online sang offline, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Khi đã gây dựng được niềm tin với khách hàng, bạn sẽ cần cung cấp cho họ những kiến thức về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, đa số họ sẽ có xu hướng chia sẻ đến mọi người xung quanh. Từ hành động share của khách hàng sẽ góp phần giúp đẩy từ khóa lên top, tăng lượt hiển thị, tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi triển khai seeding Marketing
hoạt động seeding marketing cần dựa trên những nguyên tắc nhất định
Để hoạt động seeding Marketing đạt được hiệu quả như mong đợi, các Seeder cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Quản lý khủng hoảng
Trong một xã hội mà người người, nhà nhà đều sử dụng Internet và thoải mái đưa ra quan điểm cá nhân của mình về một vấn đề, hiện tượng, sản phẩm nào đó trên các website hay mạng xã hội, thì rất khó tránh được việc có những ý kiến trái chiều, không đồng tình với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chưa kể, doanh nghiệp cũng có thể bị các đối thủ cạnh tranh “chơi xấu” bằng cách sử dụng các tài khoản ảo để đánh giá, bình luận tiêu cực nhằm hạ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Vì vậy, quản lý khủng hoảng là công việc không thể bỏ qua trong quá trình seeding Marketing. Doanh nghiệp cần dự đoán trước những rủi ro, khủng hoảng có khả năng xảy ra, từ đó dự trù phương pháp giải quyết cho các tình huống đó. Mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo ra những seeding Marketing chất lượng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm gia tăng doanh thu.
Seeding một cách tự nhiên
Không chỉ đơn thuần là quảng bá, cung cấp nội dung về thương hiệu, seeding Marketing còn được lồng ghép vào các bài viết nhằm đem lại thông tin hữu ích cho người đọc. Vì không phải khách hàng nào cũng tin vào các thông tin được quảng cáo, nên sẽ có tâm lý đề phòng nhất định. Không những vậy, việc quảng cáo tràn lan trên các diễn đàn không chỉ gây hao tổn chi phí, mà còn dễ khiến quảng cáo của doanh nghiệp bị chuyển vào thùng rác. Nên mới nói, seeding Marketing là cả một nghệ thuật, phải làm sao cho thật tự nhiên, khéo léo.
Seeding dạng giới thiệu sản phẩm dịch vụ
Seeding Marketing theo dạng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cũng được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực Digital Marketing hiện nay. Những người thực hiện công việc này cũng có thể chèn thêm backlink dưới dạng anchor text (đoạn text có chứa liên kết trong bài viết) nhằm mục đích hỗ trợ tốt cho hoạt động SEO. Ngoài ra, cũng cần chủ động trong vấn đề cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để khách hàng biết đến chúng một cách tường tận, rõ ràng hơn.
Seeding dạng thảo luận
Một nguyên tắc không thể bỏ qua trong quá trình triển khai seeding Marketing là seeding dạng thảo luận. Nên chọn những chủ đề seeding mang tính thời sự, đồng thời phân tích sâu để tăng thêm sự hưởng ứng từ cộng động mạng và đặc biệt là khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, việc đặt backlink là cần thiết nhưng cũng đừng quá lạm dụng. Không nên để quá 3 backlink và đừng quên nhấn mạnh về thương hiệu của bạn.
Kết luận
Vậy là chúng ta vừa đi qua các nội dung kiến thức liên quan đến khái niệm, tầm quan trọng của seeding Marketing trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Hy vọng lượng kiến thức này sẽ có ích đối với các bạn trong thực tiễn. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của PRAZ để cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé!