Nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh? Phân biệt giữa Quản trị kinh doanh và Marketing

Đứng trước ngưỡng cửa trường đại học, rất nhiều bạn băn khoăn không biết nên học Quản trị kinh doanh hay Marketing. Đâu mới là ngành dễ xin việc, có cơ hội phát triển và được các nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần nắm được ưu, nhược điểm cũng như tính chất đặc thù của từng ngành một cách cụ thể. Hãy cùng PRAZ tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

nên học marketing hay quản trị kinh doanh là câu hỏi chung của rất nhiều bạn trẻ hiện nay

nên học marketing hay quản trị kinh doanh là câu hỏi chung của rất nhiều bạn trẻ hiện nay

Mục Lục

So sánh sự khác nhau giữa Quản trị kinh doanh và Marketing

Trên thực tế, Quản trị kinh doanh Marketing có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, hai ngành này sẽ hỗ trợ lẫn nhau rất nhiều trong quá trình xử lý công việc. Để việc Quản trị kinh doanh phát triển, đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu sự đồng hành của Marketing nhằm quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Một người theo học ngành Quản trị kinh doanh sẽ được trải nghiệm môn học Marketing và ngược lại, người học ngành Marketing cũng có cơ hội tiếp thu kiến thức về Quản trị kinh doanh.

Nhìn chung, việc thực hiện quản trị kinh doanh tốt kết hợp với những chiến lược Marketing hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản thì hai ngành này vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:

Đặc điểm của Quản trị kinh doanh và Marketing

Sự khác biệt đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy giữa hai ngành Quản trị kinh doanh Marketing là về nội dung đặc thù. Hiện nay, Quản trị kinh doanh là ngành học đem đến cho người học kiến thức bao quát về toàn bộ các vấn đề của một doanh nghiệp như tài chính, nhân sự, Marketing, kinh doanh,… Nếu đến với ngành học này, bạn sẽ được tiếp cận rất nhiều kiến thức chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao trong hoạt động Quản trị kinh doanh, điển hình là tổ chức, giám sát các hoạt động kinh doanh,…

ngành học quản trị kinh doanh đem đến những kiến thức bao quát về toàn bộ các vấn đề của một doanh nghiệp

ngành học quản trị kinh doanh đem đến những kiến thức bao quát về toàn bộ các vấn đề của một doanh nghiệp

Có thể thấy rằng, đây là vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Và vị trí này thường sẽ tương ứng với lãnh đạo cấp cao như Giám đốc kinh doanh chẳng hạn. Để hoàn thành tốt vai trò của mình trong công việc này, người thực hiện cần nắm vững tất cả thông tin phục vụ cho quá trình điều hành hoạt động kinh doanh, hoặc rộng hơn là điều hành cả doanh nghiệp. Bên cạnh các kiến thức về tài chính, nhân sự, Marketing,… bạn cũng sẽ được đào tạo thêm về ngoại ngữ và kỹ năng mềm khi theo học ngành này.

ngành học marketing cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến thị trường hoạt động tiếp thị

ngành học marketing cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến thị trường hoạt động tiếp thị

Trong khi đó, Marketing sẽ đưa người học đi sâu vào những kiến thức liên quan đến thị trường, hoạt động tiếp thị. Điển hình là hoạt động quản lý; phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu; phân tích, tìm kiếm thị trường mục tiêu; phân tích các cơ hội thị trường; lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc triển khai chiến lược Marketing;… Tất cả những hoạt động này đều nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tiếp cận khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều rất coi trọng và đề cao hoạt động Marketing. Bởi Marketing ảnh hưởng rất nhiều đến việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, là phương tiện giúp tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Một chiến lược quảng bá đạt hiệu quả càng cao đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển của doanh nghiệp cũng được nâng cao và mở rộng.

Những sự khác biệt về tính chất đặc thù vừa kể trên của Quản trị kinh doanh Marketing cũng sẽ dẫn đến những khác biệt về mục tiêu học tập, nghiên cứu và con đường sự nghiệp sau này. Hãy cùng PRAZ tìm đào sâu vấn đề ở các mục tiếp theo đây!

Mục tiêu học tập và nghiên cứu

Để có thể đưa ra quyết định chính xác về việc nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh, bạn không thể chỉ dựa vào khái niệm của hai ngành này, mà còn phải hiểu đúng, hiểu rõ về mục tiêu học tập và nghiên cứu của chúng. Nếu như học Quản trị kinh doanh thì mục tiêu học tập và nghiên cứu chính sẽ là học tư duy để phục vụ hoạt động điều hành, quản trị cả một doanh nghiệp. Và tất nhiên, người thực hiện hoạt động Quản trị kinh doanh sẽ cần phải am hiểu tường tận mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp).

Trong khi đó, mục tiêu học tập và nghiên cứu cao nhất của ngành học Marketing lại là tạo ra cầu nối thật vững chắc, bền chặt và có độ phủ sóng rộng rãi giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Vậy nên với ngành này, người học sẽ chỉ học chuyên sâu về một lĩnh vực là Marketing. Từ đó nắm được phương pháp phân tích thị trường; nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đưa ra cách thức giải quyết bằng các sản phẩm của công ty thông qua các công cụ đặc thù của Marketing như truyền thông, quảng cáo, PR,…

Từ sự khác biệt về mục tiêu học tập và nghiên cứu của hai ngành Quản trị kinh doanh Marketing, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rất lớn ở đây: Đó là một ngành sẽ thiên về học tư duy quản trị cả một doanh nghiệp, một ngành lại tập trung tư duy chuyên sâu về lĩnh vực Marketing. Nhìn vào thực tế thị trường hiện nay, những người học Quản trị kinh doanh có thể làm việc được cả trong ngành Marketing và những lĩnh vực khác của doanh nghiệp, còn người học Marketing hầu hết chỉ làm trong mảng Marketing của doanh nghiệp mà thôi.

Con đường sự nghiệp

Yếu tố tiếp theo cho thấy sự khác biệt giữa hai ngành Quản trị kinh doanh Marketing là con đường sự nghiệp. Trong trường hợp học ngành Marketing, định hướng sự nghiệp gần nhất của người học sẽ là trở thành Trưởng phòng hoặc Giám đốc Marketing. Và định hướng sự nghiệp đối với ngành Quản trị kinh doanh thường là trở thành Giám đốc điều hành (CEO).

người học quản trị kinh doanh xong có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau

người học quản trị kinh doanh xong có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau

Như đã nói, những người học Quản trị kinh doanh xong có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như Marketing, nhân sự, hỗ trợ chăm sóc khách hàng,… vì các vị trí này đều có sự liên quan mật thiết đến chuyên ngành. Sau khi đã “kinh qua” đủ các vị trí và hiểu rõ tình hình doanh nghiệp, người học ngành Quản trị doanh nghiệp có thể trở thành Giám đốc điều hành.

người học ngành marketing thường tập trung làm ở những vị trí công việc đúng chuyên ngành

người học ngành marketing thường tập trung làm ở những vị trí công việc đúng chuyên ngành

Còn đối với những người theo học ngành Marketing lại có xu hướng làm việc tập trung ở các vị trí trong team Marketing như đúng chuyên ngành họ đã học như Content Marketing, Media Planner,… Và nếu những người học Marketing có thêm sự hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực liên quan như bán hàng, tài chính, nhân sự,… thì cơ hội trở thành Giám đốc Marketing sẽ rộng mở đối với họ.

Bất cứ ai theo học Quản trị kinh doanh Marketing hay các ngành khác cũng đều hy vọng sẽ gặt hái được những thành công nhất định trên con đường sự nghiệp. Vậy nên dù là làm việc ở vị trí nào, mỗi cá nhân đều phải không ngừng cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực, giá trị bản thân ở môi trường mà mình đang cống hiến. Tin rằng nếu luôn giữ vững được tinh thần như vậy thì bạn chắc chắn sẽ được đánh giá cao và tuyệt vời hơn là được đề cử giữ các chức vụ như bạn mong muốn.

Cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh và marketing

Hai ngành học có mối quan hệ tương – hỗ như Quản trị kinh doanh Marketing sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đến doanh số cũng như sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Nên nhu cầu “chiêu mộ” các nhân tài trong hai lĩnh vực này của các công ty vẫn luôn thường trực. Tuy nhiên, khi mới ra trường thì cơ hội việc làm của các sinh viên ngành Marketing lại lớn hơn so với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.

cơ hội việc làm của người học ngành marketing hiện nay đang rất rộng mở

cơ hội việc làm của người học ngành marketing hiện nay đang rất rộng mở

Bởi ngành Marketing được đánh giá là có tính ứng dụng cao hơn, và các sinh viên học ngành khác như Truyền thông cũng có thể làm được. Hơn nữa, một sinh viên đã học chuyên sâu về Marketing có thể bắt tay vào làm việc ngay mà không mất quá nhiều thời gian làm quen công việc. Còn một sinh viên học Quản trị kinh doanh dù biết rất nhiều thứ nhưng lại không chuyên sâu về mảng nào nên sẽ mất thời gian đào tạo thêm, thậm chí là đào tạo từ đầu.

Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là vị trí làm việc của sinh viên hai ngành. Công việc của người học ngành Marketing thường tập trung vào các vị trí như:

  • Triển khai các hoạt động Marketing theo chiến lược đã đề ra
  • Tiến hành vận hành và tối ưu các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng Google, Facebook, Zalo,… với ngân sách đã được cung cấp
  • Sử dụng các công cụ Tracking để phục vụ việc theo dõi, phân tích và tối ưu các chiến dịch quảng cáo một cách hiệu quả nhất
  • Xây dựng, phát triển Fanpage, Content bán hàng, sản xuất video viral, thiết kế banner, landing pages,… nhằm phục vụ hoạt động quảng bá sản phẩm
  • Đề xuất những ý tưởng sát với thực tế, phù hợp với chiến lược Marketing nhằm đem lại hiệu quả quảng bá tốt nhất
  • Tiến hành các hoạt động SEO Website,…
  • Thực hiện báo cáo, đo lường hiệu quả chiến dịch để có những hướng đi phù hợp và thay đổi kịp thời

Công việc của người theo học ngành Quản trị kinh doanh thường tập trung ở hai phòng ban là Marketing hoặc Kinh doanh. Cụ thể như sau:

Công việc ở phòng Marketing:

  • Xây dựng, sản xuất Content trên Website và các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
  • Thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay còn được hiểu là hoạt động SEO
  • Lên kế hoạch và tham gia tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm, sự kiện nội bộ,…
  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh; tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng
  • Lên kế hoạch chăm sóc các khách hàng cũ, xây dựng hệ thống khách hàng trung thành
  • Thực hiện các hoạt động quảng cáo Google Ads, Facebook Ads,…
  • Đạt chỉ tiêu KPI theo ngân sách đã được giao

Công việc ở phòng kinh doanh:

  • Tiến hành soạn thảo, đàm phán hợp đồng với khách hàng
  • Trao đổi, chăm sóc khách hàng thông qua email, zalo, điện thoại,…
  • Chốt sale, bán hàng nhằm hoàn thành chỉ tiêu KPI đã được giao
  • Theo sát tiến độ công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh
  • Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp về công việc với khách hàng
  • Giải quyết khiếu nại cho khách hàng
  • Kết hợp với phòng Marketing khi cần thiết nhằm đem lại hiệu quả truyền thông, quảng bá cao nhất

Từ các vị trí công việc của người học hai ngành Quản trị kinh doanh Marketing, chúng ta lại càng thấy rõ một điều là các vị trí làm việc của người học Marketing sát với ngành học của họ hơn so với các vị trí làm việc của người học Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, dù học trái ngành nhưng nếu chăm chỉ và tinh thần học hỏi cao thì sớm muộn bạn cũng có thể theo kịp và không thua kém gì những người học và làm đúng ngành.

Nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh?

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh thì hãy cùng PRAZ tiếp tục tìm câu trả lời thông qua những chia sẻ sau đây! Trước tiên, để biết được rằng bạn có thực sự phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh hay không, bên cạnh việc nắm được nội dung, định hướng công việc lâu dài của ngành này, bạn cũng cần biết được đâu là những tố chất cần có của một nhân sự ngành Quản trị kinh doanh.

mỗi ngành học sẽ yêu cầu những tố chất riêng

mỗi ngành học sẽ yêu cầu những tố chất riêng

Một người sẽ được đánh giá là phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh nếu ở người đó hội tụ các tố chất sau đây:

Về Phẩm chất – Tính cách – Thói quen: Đó là một người chăm chỉ, nhiệt tình, có tính chủ động và kỷ luật cao trong công việc. Ngoài ra, sự kiên trì, trung thành cũng như hoạt bát, nhanh nhẹn là không thể thiếu đối với những người phù hợp làm trong ngành Quản trị kinh doanh. Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, có tham vọng cũng như sự cầu toàn và tinh tế, chú ý đến tiểu tiết cũng góp phần không nhỏ để tạo nên một người lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp tài ba nữa đấy.

Về Sở thích – Đam mê – Khát vọng: Một người phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh thường sẽ có xu hướng thích kinh doanh, bán hàng, không ngại giao tiếp với những người xung quanh, kể cả người lạ. Ngoài ra, người đó cũng rất thích sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức mới. Khát khao khẳng định bản thân, trở thành người lãnh đạo, có chí khởi nghiệp kinh doanh hay hứng thú với máy tính, internet, công nghệ cũng là những dấu hiệu cho thấy đó là người phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh.

Và nếu một người có được những đặc điểm tính cách sau đây thì khả năng cao đó là người phù hợp với ngành Marketing.

Về Phẩm chất – Tính cách – Thói quen: Người phù hợp với ngành Marketing cũng sở hữu một số phẩm chất khá giống với người dành cho Quản trị kinh doanh. Chẳng hạn như sự chủ động trong công việc, khả năng nắm bắt, xử lý tính huống, nhất là những tình huống khẩn cấp một cách nhanh nhạy. Dĩ nhiên, đó cũng sẽ là một người rất có trách nhiệm với mọi lời nói, hành động của bản thân. Họ cũng vô cùng cầu tiến, chăm chỉ, nhiệt tình và có khả năng sáng tạo tốt.

Về Sở thích – Đam mê – Khát vọng:  Là một người thích khám phá những cái mới, không chấp nhận bản thân dậm chân tại chỗ, luôn khát khao vươn xa và khẳng định giá trị bản thân. Cùng với đó là thích đọc sách, suy ngẫm, chiêm nghiệm những gì họ thấy hoặc đọc được. Viết lách cũng là một sở thích “nên có” của một người làm Marketing giỏi.

Hãy xem xét thật kỹ lưỡng về việc bạn hội tụ những tố chất của ngành nào nhiều hơn, để từ đó xác định được mình phù hợp với ngành nào giữa hai ngành Quản trị kinh doanh Marketing. Tuy nhiên, phù hợp là một chuyện, việc bạn có thực sự yêu thích ngành học đó không lại là một chuyện khác. Bạn cần dành thời gian lắng nghe chính mình để biết rằng bạn thực sự thích ngành nào, bởi không một ai muốn mình tốn quá nhiều thời gian vào những điều mà họ không hứng thú. Và những tiết học nhàm chán sẽ “đánh gục” sự quyết tâm của bạn rất nhanh nếu như bạn không hề đam mê ngành học đó.

Lời khuyên dành cho những bạn đang băn khoăn nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh

Để trả lời cho câu hỏi nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh, bạn cần xác định rõ ràng một số vấn đề sau: Ngành học mà bạn yêu thích là gì, cái mà thị trường đang cần là gì, việc của ngành nào là việc mà bạn có thể làm tốt, và đôi khi bạn cũng cần suy nghĩ về vấn đề việc làm của ngành nào có thể đem lại thu nhập cao, ổn định cho bạn. Tổng hòa của bốn vấn đề này sẽ cho bạn biết đâu là ngành học mà bạn nên theo đuổi.

chọn ngành học yêu thích và phù hợp sẽ giúp người học có thêm nhiều động lực cố gắng

chọn ngành học yêu thích và phù hợp sẽ giúp người học có thêm nhiều động lực cố gắng

Trên thực tế, không ít trường hợp đã đăng ký vào ngành học mà họ yêu thích, nhưng sau một thời gian học tập họ mới nhận ra bản thân không thực sự phù hợp với ngành học đó và quyết định rẽ sang một hướng đi mới. Cũng có những người vì định hướng của gia đình mà theo học ngành mình không yêu thích, tuy nhiên đến khi ra trường và đi làm họ lại thấy rất hài lòng với công việc thuộc ngành đó. Do đó, không có gì là chắc chắn 100% cả, vậy nên hãy cứ chọn những gì bạn cảm thấy phù hợp nhất ở thời điểm hiện tại và không ngừng nỗ lực với lựa chọn đó. Mỗi ngành học sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm quý giá giúp bạn trưởng thành hơn mỗi ngày.

⇒ Xem thêm:

Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Phân biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong marketing

Kết luận

Vừa rồi PRAZ đã chia sẻ đến bạn những kiến thức cũng như kinh nghiệm liên quan đến câu hỏi nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh, cách phân biệt hai ngành Quản trị kinh doanh Marketing. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn bạn khi ứng dụng vào thực tiễn, chọn được ngành học mà bản thân thực sự phù hợp và yêu thích.

Nếu còn bất cứ ý kiến đóng góp hay câu hỏi nào, hãy comment ở phía dưới. Đồng thời đừng quên cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa bằng cách thường xuyên theo dõi Website: https://praz.vn/ của chúng tôi nhé!