Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, kéo theo đó là sự phát triển của một lĩnh vực mới – Digital Marketing. Lĩnh vực đầy mới mẻ này đang thu hút sự quan tâm của thị trường doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó, có cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Mặc dù vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Digital Marketing là gì? Và thế nào là chiến lược Digital Marketing? Lý do phải lập được chiến lược Digital Marketing? Những đặc điểm của một bản chiến lược hiệu quả? Và quan trọng, bạn sẽ biết được các bước để xây dựng chiến lược Digital Marketing cùng với 3 nền tảng của nó.
Hãy cùng Praz.vn khám phá những kiến thức thú vị về Digital Marketing trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Digital Marketing là gì?
Khi tìm hiểu khái niệm về Digital Marketing, có rất nhiều thông tin, ý kiến khác nhau khiến chúng ta khó tìm ra những thông tin chính xác nhất. Vì thế, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số định nghĩa về Digital Marketing theo góc nhìn của những chuyên gia, học giả nổi tiếng trên thế giới.
Với Philips Kotler, ông cho rằng: Digital Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân dựa trên Internet và các phương tiện điện tử.
Theo Joel Reedy: Digital marketing bao gồm các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử.
Như vậy, có thể hiểu digital marketing (hay marketing điện tử) là các hoạt động marketing và trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu qua Internet và các nền tảng kỹ thuật số.
Bài viết liên quan:
- Tự Học Digital Marketing Tại Nhà Hiệu Quả Cho Người Mới Nhập Môn
- Tổng Quan Về Digital Marketing Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Trong Ngành Này?
Chiến lược Digital Marketing là gì?
Chiến lược digital marketing là một kế hoạch giúp bạn đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các kênh tiếp thị trực tuyến, với mục đích truyền tải thông điệp đến khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tầng cấp của chiến lược
Chiến lược digital marketing cũng có nhiều tầng cấp và mỗi cấp phục vụ cho một mục tiêu nhất định.
Một chiến lược Digital Marketing thường bao gồm 3 cấp độ
Thông thường sẽ có 3 cấp độ sau:
Chiến lược tập đoàn (Corporate Strategy)
Là chiến lược ở cấp độ cao nhất, quyết định việc công ty kinh doanh gì, lập trường và quan điểm kinh doanh ra sao, phân phối tài chính cho các đơn vị kinh doanh bến dưới như thế nào.
Chiến lược này thiên về giá trị, cương lĩnh và khái niệm hơn là những kế hoạch cụ thể và chi tiết như hai cấp độ dưới.
Chiến lược kinh doanh (Business Strategy)
Là chiến lược ở cấp độ công ty, phân tích các yếu tố thị trường và đưa ra các định hướng, phân bổ nguồn tài nguyên như thế nào và cách thức ra sao để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường và mục tiêu tài chính của công ty.
Chiến lược vận hành (Functional/Operational Strategy)
Là chiến lược được chia theo các bộ phận: marketing, tài chính, nhân sự, operation,…
Chiến lược này đi vào việc xây dựng các kế hoạch chi tiết về hoạt động, định hướng phát triển cho bộ phận vận hành đó.
Tại sao cần đến lược digital marketing?
Với bất kỳ việc gì, bạn cũng cần phải có một kế hoạch cụ thể mới đảm bảo cho sự việc diễn ra theo đúng mong muốn.
Trong kinh doanh cũng vậy, chiến lược nói chung và chiến lược digital marketing nói riêng là thứ cần thiết để các doanh nghiệp thoát khỏi định luật suy giảm và bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn để tới một sân chơi lớn hơn. Có một chiến lược cụ thể, hoàn hảo, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng kiểm soát và đo lường hiệu quả của các chiến dịch.
Nói đơn giản hơn, nếu không có một chiến lược hiệu quả, tất cả những gì bạn làm ra đều sẽ không mang lại kết quả cao.
Những đặc điểm của chiến lược digital marketing hiệu quả
Để làm được một chiến lược digital marketing hiệu quả, bạn nên tham khảo một số đặc điểm sau:
Một chiến lược Digital Marketing hiệu quả cần đảm bảo những yếu tố nhất định
- Kiến thức vững vàng: bạn phải nắm vững kiến thức và trau dồi những kiến thức về digital marketing.
- Mục tiêu rõ ràng: mục tiêu không rõ ràng có thể khiến chiến lược của bạn trở nên vô dụng, các chiến thuật nhỏ hơn sẽ lạc hướng dẫn đến thất bại.
- Đa kênh: một chiến lược tốt cần phải kết hợp các kênh truyền thông lại.
- Ảnh hưởng sâu rộng: bạn cần nghiên cứu kĩ để biết rằng chiến lược có tạo sự ảnh hưởng sâu rộng đến công ty không vì nếu không có ảnh hưởng gì, bạn sẽ không có được khách hàng tiềm năng.
- Không bị chốt chặn: các chốt chặn ở đây có thể là các vấn đề nội bộ như giới hạn về kỹ thuật từ bộ phận Products hay sự bất hợp tác từ bộ phận Sales.
Để chiến lược luôn được hoạt động xuyên suốt, bạn cần phải có những tính toán nhất định về các chốt chặn trên.
- Khó thay đổi: một chiến lược hiệu quả đòi hỏi các yếu tố khó bị thay đổi, khó bị tác động.
- Tạo ra chiến thuật:
Bạn cần hiểu: chiến thuật là những kế hoạch nhỏ hơn nằm trong chiến lược, được tạo ra để đạt mục tiêu chiến lược đã định sẵn.
Để tìm hiểu đặc điểm này, bạn hãy trả lời câu hỏi sau: Các chiến thuật cho từng kênh của bạn có phục vụ cho mục tiêu chiến lược cuối cùng?
Bạn phải dựa trên mục tiêu của chiến lược để tạo ra chiến thuật để đạt những kết quả tốt nhất.
- Yếu tố và chỉ số:
Để tạo nên một chiến lược tốt nhất, bạn cần tạo được mối liên hệ giữa mục tiêu cuối cùng và sự thành công của từng chiến thuật. Bạn cũng cần phải theo dõi, đánh giá các yếu tố thành công của chúng bằng các chỉ số KPI.
Sau khi nắm rõ những đặc điểm kể trên, bạn có thể đi tới bước quan trọng nhất rồi: thực hiện chiến lược digital marketing.
Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing
Dưới đây là 9 bước quan trọng để xây dựng một chiến lược Digital Marketing hoàn hảo.
Xác định mục tiêu
Đây là một bước rất quan trọng vì nếu bạn chọn sai mục tiêu, các kế hoạch của bạn đều sẽ bị lệch hướng. Khi xác định mục tiêu, bạn cần lưu ý tới 3 câu hỏi sau:
- Bạn muốn đạt được những gì?
- Khi nào bạn sẽ đạt được?
- Bạn sẽ đo lường hiệu quả như thế nào?
Xác định mục tiêu là bước tiên quyết trong một chiến dịch Digital Marketing
Mục tiêu đưa ra phải cụ thể, chi tiết để đảm bảo các công việc được vận hành tương ứng. Mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu, càng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mục tiêu dài hạn hiệu quả bấy nhiêu. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề này và mô hình SMART ra đời đã giải quyết nỗi lo của họ:
- Specific – Cụ thể: đảm bảo tính hiệu quả cho từng hoạt động.
- Measurable – Có thể đo lường: xác định con số cụ thể giúp việc đánh giá kế hoạch sau khi thực hiện dễ dàng hơn.
- Achievable – Khả thi: mục tiêu đề ra phải có khả năng đạt được, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
- Relevant – Liên quan: các mục tiêu cần nằm trong tầm nhìn, định hướng chung của doanh nghiệp.
- Time based – Thời gian: giới hạn thời gian sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược hiệu quả hơn.
Lợi ích của bước này là giúp đo lường được thị trường, nhu cầu khách hàng, giúp bạn diễn tả toàn bộ ý tưởng, luôn đảm bảo chiến dịch được diễn ra xuyên suốt.
Tìm hiểu đối thủ
Bạn đã từng nghe qua câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” chưa?
Bạn cần phải hiểu rõ đối thủ của mình là những ai? Họ đang chuẩn bị cho chiến dịch marketing nào? Bạn biết đối tượng cụ thể họ nhắm tới là những ai không? Họ sẽ tập trung xây dựng nội dung nào và điều gì là ưu thế của họ?
Tìm hiểu kỹ đối thủ giúp doanh nghiệp dễ triển khai chiến lược Digital Marketing hơn
Có xác định được như vậy, bạn mới biết rằng doanh nghiệp mình đang ở đâu trên thị trường. Liệu bạn có muốn bị trùng lặp ý tưởng không? Liệu bạn có chịu để đối thủ vượt qua mình không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG rồi.
Vì thế, tìm hiểu đối thủ là một trong những bước bạn không thể bỏ qua trong việc xây dựng chiến lược digital marketing. Từ đó, hãy tạo ra các chiến lược cạnh tranh cụ thể, tạo màu sắc cho riêng mình để nâng tầm thương hiệu của đơn vị, doanh nghiệp bạn.
Xây dựng tâm lý khách hàng
Đây là bước quan trọng không kém trong 9 bước xây dựng chiến lược hiệu quả vì khách hàng là những người bạn sẽ hướng tới. Bạn cần xác định họ là ai (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,…).
Hãy dành thời gian để nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, tìm hiểu thời gian họ online nhiều nhất là lúc nào? Có hiểu được điều đó, bạn mới tính tới làm thế nào tiếp cận họ hiệu quả nhất.
Và hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn phù hợp với khách hàng, thông điệp phải rõ ràng, tránh gây hiểu lầm.
Xác định các công cụ digital cần dùng
Trong bước “Tìm hiểu đối thủ”, bạn hãy tìm hiểu các cách thức mà họ đã sử dụng trên các kênh Digital Marketing: Website, Email, Facebook, Youtube,…
Từ đó, bạn có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ trong việc thực thi chiến lược. Và hãy rút ra kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình, kết hợp các cách thức phù hợp để triển khai cho chiến lược digital marketing cho đơn vị của bạn.
Và hãy nhớ: đừng quá tham lam, lựa chọn chính xác công cụ để tối ưu hóa cho chiến lược của bạn.
Đánh giá các kênh digital có sẵn
Đánh giá các kênh Digital có sẵn giúp doanh nghiệp có được cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về chiến lược
Một số kênh digital marketing có sẵn có thể kể đến như: Website, Email, Facebook,…
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể dựa vào mô hình Paid, Owned, Earned để đánh giá:
- Paid Media:
– Hãy kiểm tra các kênh quảng cáo trả phí hiện tại đang tạo ra những kết quả gì?
– Kết quả đó có giúp bạn đạt được mục tiêu đã đề ra không?
- Owned Media:
Các kênh hiện có của bạn bao gồm blog, website, trang mạng xã hội,… tác động tới việc hiện diện của bạn trên Internet như thế nào?
- Earned Media:
Bạn cần thống kê bao nhiêu thông tin trên truyền thông và Internet đang chia sẻ những nội dung có liên quan đến thương hiệu của bạn.
Kiểm tra và lập kế hoạch cho phương tiện có sẵn
Trong các phương tiện truyền thông, bạn phải chuẩn bị hình thức và nội dung thật tốt. Đây là những gì sẽ tác động tới khách hàng của bạn và cũng là tâm điểm của chiến lược digital marketing. Nội dung này phải truyền tải được thông điệp, thu hút khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn, từ đó góp phần tăng lượng truy cập và nâng tầm thương hiệu của đơn vị bạn.
Hãy lên một bản kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Bạn cần tìm ra được nội dung chính hay thông điệp bạn muốn gửi tới khách hàng nhất. Những nội dung bạn cần tạo để đạt được mục tiêu cần có những điều sau:
- Chủ đề
- Hình thức
- Mục tiêu
- Kênh quảng cáo
- Tại sao bạn tạo ra nó?
Kiểm tra và lập kế hoạch cho phương tiện truyền thông tìm kiếm chiến lược
Trong bước này, bạn có thể đánh giá phương tiện truyền thông kiếm được trước đây của doanh nghiệp so với mục tiêu hiện tại. Bạn cần phải kiểm tra lưu lượng truy cập của khách hàng tiềm năng đến từ đâu và xếp hạng để tìm ra phương tiện hiệu quả nhất.
Kiểm tra và lập kế hoạch cho phương tiện truyền thông tìm kiếm được là bước quan trọng trong triển khai chiến lược Digital Marketing
Đừng chỉ tập trung quá vào một phương tiện truyền thông khi nó không mang lại kết quả như bạn mong muốn. Đây là lúc bạn phải tập trung tìm hiểu vào các nền tảng khác để có ý tưởng rõ ràng về phương tiện bạn muốn sử dụng tiếp theo.
Kiểm tra và lập kế hoạch cho phương tiện trả tiền
Ở bước này, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để lập một kế hoạch cho các phương tiện trả tiền. Đó có thể là việc doanh nghiệp bạn sử dụng hình thức Adwords nhằm tăng lượt truy cập của Website.
Tiếp đó, bạn cần phải xác định ngân sách có thể chi tiêu là bao nhiêu, chi phí phải tra cho từng kênh truyền thông tương ứng cũng như chi phí cho các bộ phận liên quan trong quá trình hoàn thành chiến dịch của doanh nghiệp.
Phối hợp tất cả chúng lại với nhau
Đây chính là bước cuối cùng, là thời điểm mà bạn kết hợp tất cả lại với nhau để tạo một chiến lược chặt chẽ. Việc này sẽ giúp bạn vạch ra các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu.
Hãy định dạng dữ liệu theo bảng để tạo ra phương thức hiệu quả. Từ đó giúp công việc của bạn được nhất quán và có thể vạch ra cả sơ đồ Marketing cho các phương tiện truyền thông.
Ngoài ra, bạn cũng cần lập kế hoạch Marketing để chiến lược dài hơn (thông thường, tùy vào cách doanh nghiệp thành lập). Nhờ đó mà bạn sẽ dễ dàng kiểm soát mỗi khi thực hiện một hành động nào đó.
Trên đây là 9 bước quan trọng để xây dựng được một chiến lược digital marketing hiệu quả. Chiến lược của doanh nghiệp bản phải được xây dựng kỹ càng ở từng bước, không thể có sai sót trong bước nào.
3 nền tảng của Digital Marketing
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 nền tảng không thể thiếu của Digital Marketing. Mức độ quan trọng của các nền tảng sẽ giảm dần theo thứ tự giới thiệu. Nhưng bạn tuyệt đối không thể bỏ qua bất kỳ nền tảng nào.
Infrastructure – Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng trong digital marketing chính là phần nền tảng thiết yếu nhất của chiến lược digital marketing. Nếu phần này không ổn định, tất cả những yếu tố khác đều bị kéo xuống. Cơ sở hạ tầng bao gồm:
Infrastructure – Cơ sở hạ tầng của Digital Marketing
- Server, hosting, domain để tạo thành một website.
- Database để lưu trữ dữ liệu và thông tin khách hàng. Hệ thống CRM (Customer Relationship Management) giúp việc truy xuất dữ liệu từ database dễ dàng hơn cho marketing, sales, service.
- CMS (Content Management System) là lớp áo khoác giúp việc sử dụng, quản lý và đăng tải các nội dung lên website trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Một cơ sở hạ tầng tốt cần phải đảm bảo được 5 yếu tố sau:
Sự ổn định: nếu website của bạn không hoạt động thì người dùng không thể tiếp cận với sản phẩm. Đảm bảo website hoạt động một cách ổn định 24/7 là rất quan trọng.
Tốc độ: nếu website của bạn load không đủ nhanh, khách hàng sẽ cảm thấy chán nản khi phải chờ đợi. Cũng vì thế, họ sẽ nhớ và lần sau không muốn vào một trang web với tốc độ load chậm.
Khả năng mở rộng: website của bạn cần đảm bảo được sự gia tăng về khả năng chịu tải để tránh những trường hợp website của bạn có lượng truy cập quá đông. Như vậy, bạn có thể sẽ tránh được tổn thất rất nhiều cơ hội mua hàng và phát triển mỗi khí lượt truy cập tăng đột ngột.
Bảo mật: nếu website của bạn bị hack và toàn bộ thông tin khách hàng bị lấy mất thì rõ ràng là không tốt cho dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang có một website tự build thì hãy đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn về bảo mật web, nếu bạn đang sử dụng các CMS open source như WordPress, Joomla, Magento, v.v… hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật phiên bản mới nhất.
Tính tương thích:
Bạn hãy trả lời câu hỏi: website của bạn có hoạt động tốt trên tất cả các trình duyệt, trên di động, trên các kích cỡ màn hình khác nhau?
Dù không thể kiểm tra hết tất cả các trường hợp nhưng hãy đảm bảo rằng ít ra website của bạn hiển thị một cách tốt nhất trên các trình duyệt và thiết bị thông dụng.
Analytics – Phân tích
Phân tích không đơn thuần là chỉ cài đặt Google Analytics vào website rồi hằng ngày kiểm tra những chỉ số như sessions, time on site, bounce rate mà chẳng biết phải làm gì với nó. Bạn cần phải đo lường các chỉ số và từ đó tìm ra được định hướng để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi mong muốn.
Analytics – Phân tích là hoạt động quan trọng trong thực thi Digital Marketing
Để đo lường được, chúng ta thường dựa vào 3 phương thức đo lường chính:
Performance Channel Tracking: đo lường về số lượng truy cập đến từ từng kênh, kênh nào hoạt động hiệu quả hơn, kênh nào mang lại nhiều khách hàng hơn, kênh nào có số lượng chuyển đổi cao nhất.
Audience Response Tracking: đo lường về các phản hồi của người dùng khi họ ở trên website như thời gian họ ở trên website, họ thoát khỏi website ở trang nào,…
User Behaviour Tracking: đo lường về hành vi người dùng bằng các công cụ như heatmap để biết họ click chuột vào những điểm nào trên website, click vào đâu, scroll trang web tới đâu.
Có 3 điều quan trọng bạn cần xác định để phân tích:
- Xác định đúng KPI để dò.
- Xác định mức độ ảnh hưởng từ sự phản hồi của khách hàng.
- Phân tích chứ không báo cáo.
Content – Nội dung
Nội dung là những gì bạn truyền tải tới khách hàng. Nội dung rất đa dạng, có thể bao gồm chữ viết, hình ảnh, video, thông tin về công ty,…
Content – Nội dung là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động Digital Marketing
Nội dung thường thỏa mãn 5 yếu tố sau:
- Truyền tải nội dung bạn muốn tới cho những người tìm thấy bạn.
- Làm mạnh hơn nội dung bạn đã truyền tải cho những ai đã biết bạn.
- Điều khiển sự giao tiếp giữa thương hiệu và cộng đồng truyền thông.
- Nói cho khách hàng tiềm năng về sản phẩm của bạn.
- Hỗ trợ người đã là khách hàng.
⇒ Xem thêm:
Một số chiến dịch digital gây ảnh hưởng
Các chiến dịch Marketing đã sử dụng các định dạng khác nhau bắt kịp với xu hướng cũng như kể các câu chuyện đầy lôi cuốn. Dưới đây là 6 chiến dịch độc đáo đã giúp thông điệp về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp tạo được tiếng vang mạnh mẽ:
Chính trị – New York Time
Chiến dịch này xuất hiện trên rất nhiều nền tảng định dạng truyền thông, TV, in ấn, bảng hiệu ngoài trời, trên mạng xã hội và email marketing.
Chính trị – Chiến dịch Digital Marketing nổi bật của New York Time
Đây là một đoạn clip quảng cáo với hàng loạt các câu khẳng định nhấn mạnh, bắt đầu bằng “The truth is … – sự thật là” bao gồm cả trích dẫn câu nói của cựu tổng thống Donald Trump: “The truth is the media is dishonest – Sự thật là truyền thông không trung thực”.
The New York Times phát sóng quảng cáo này trên TV trong suốt giải thưởng Academy Awards vào tháng 2, tập trung vào những người của đảng Tự Do mà sẽ dễ hiểu được thông điệp của họ nhất. Chiến dịch này đã tạo nên thành công vang dội khi thu hút tới 15 triệu lượt xem từ khi lên sóng lần đầu tiên. Sau đó nó tiếp tục được lan tỏa trên khắp Facebook và Twitter một cách mạnh mẽ.
Chiến dịch kể trên được cho là một ví dụ xuất sắc về sử dụng các sự kiện chính trị để thu hút tương tác của khách hàng.
Hài hước – Gucci
Chiến dịch tháng 3 của Gucci là một ví dụ hoàn hảo về việc bắt kịp các xu hướng mới nhất để làm nên thành công. Trong chiến dịch này, Gucci tập trung vào tăng nhận diện thương hiệu ở đối tượng người trẻ tuổi nhiều hơn so với những người thực chất có thể trả cho sản phẩm của họ.
Chiến dịch Hài hước của Gucci gây được tiếng vang lớn
Chiến dịch này được thực hiện chủ yếu trên Instagram, sử dụng hashtag #TFWGucci (That Feeling When Gucci), để công kích lại một hình ảnh chế liên quan tới chính sản phẩm của Gucci, cũng bắt đầu bằng câu nói “that feeling when …”
Nhờ việc bắt chước các hình meme, Gucci đã tạo được một xu hướng lan tỏa mạnh mẽ trên Internet, mà liên quan trực tiếp tới khách hàng mục tiêu của họ. Các bức ảnh này đã nhận được 2 triệu likes và hơn 21000 bình luận trên Instagram. Mỗi bài đăng có lượng “like” trung bình khoảng 67,000 và 768 lượt bình luận.
Và chiến dịch này của Gucci giúp cho thương hiệu của họ vốn đã nổi tiếng lại càng thêm nổi tiếng hơn.
Empowerment – Be The Guy
Be The Match, một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề hiến tủy ở xương, đã gặp một vấn đề khá bức thiết đó là, họ đang thiếu đi đối tượng hiến tủy từ 18-24 tuổi.
Trong khi các chiến dịch marketing của tổ chức phi lợi nhuận khác thường tập trung vào hình ảnh bệnh nhân, thì ngược lại, chiến dịch Be The Guy có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Họ đưa lên hình ảnh của một người đàn ông có thể giúp cứu sống nhiều người khác. Chiến dịch này được chạy trên Reddit và Twitch, với các banner quảng cáo và ảnh gif hỗ trợ.
Thông điệp của chiến dịch hướng tới khích lệ, cổ vũ hơn là nhấn mạnh yếu tố cảm xúc của người xem. Kết quả là, tổ chức này đã thu hút 17,974 lượt hiến tặng từ nam giới có độ tuổi từ 18-24, tăng 280%. Trên nền tảng online, lượng traffic tăng 970%, đạt hơn 212 triệu lượt tương tác. Đây là một chiến dịch mang ý nghĩa nhan văn vô cùng to lớn, góp phần cứu sống hàng ngàn người không may mắn.
Tức thời – Airbnb
Ý tưởng của Airbnb là sản xuất đoạn video để cho thấy sự ủng hộ của họ với mọi người từ nhiều nơi khác nhau với xuất phát điểm khác nhau. Quảng cáo được phát trên sóng TV trong giải Super Bowl của Mỹ, ngay sau vài ngày mà tổng thống Trump đưa ra luật cấm nhập cảnh.
Mặc dù chính trị là yếu tố khá nhạy cảm, nhưng Airbnb đã thành công trong việc bắt kịp chủ đề nóng này, để có thể tăng độ nhận diện của thương hiệu Airbnb. Quảng cáo đạt 5 triệu lượt xem trong tháng đầu tiên trên Youtube và 100,000 lượt xem trên Instagram.
Hashtag được sử dụng bởi các người nổi tiếng và chính trị gia như Joe Montana – Huyền thoại bóng bầu dục của Mỹ, David Miliband – Cựu thư ký bộ lao động, cũng như cựu thư ký bang John Kerry.
Sự hiểu biết – Worldwide Breast Cancer
Với hashtag #KnowYourLemons, chiến dịch digital marketing này được thiết kế để giúp mọi người nhận ra các dấu hiệu của ung thư vú trên Facebook. Qua đó nhấn mạnh hiệu quả của sử dụng chanh hàng ngày có thể giải quyết được những triệu chứng của căn bệnh này.
Quảng cáo cũng đồng thời cho biết, cục u không chỉ là dấu hiệu duy nhất cho căn bệnh ung thư vú của phụ nữ. Bằng hình ảnh, chiến dịch đã cung cấp cho người xem biết được 12 dấu hiệu hoàn toàn khác nhau của ung thư vú, cũng như sử dụng yếu tố hài hước để đưa ra các nội dung giúp phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi của việc kiểm tra ngực hàng ngày.
Trong tháng 2, chiến dịch đã tiếp cận tới 7.3 triệu người chỉ với 3 bài đăng trên Facebook.
Đa kênh và thực tế ảo – Ted Baker
Ted Baker sử dụng cách tiếp cận đa kênh để làm mới thương hiệu cũng như tạo ra sự hấp dẫn thu hút đối với những người theo dõi họ. Họ đã làm được điều này bằng việc sản xuất một sitcom mang tên ‘Keeping up with the Bakers’, được phát xuyên suốt trong phần stories của Instagram trong 8 ngày.
Bộ phim sitcom kể về câu chuyện của gia đình Baker, với nội dung sáng tạo và rất lôi cuốn. 55% người dân Mỹ từ 18-29 sử dụng Instagram, và 28% từ 30-49 tuổi, Ted Baker đã tạo nên thành công rực rỡ khi thu hút được đối tượng khách hàng trẻ thông qua bộ phim này. Chỉ tính riêng trailer thôi cũng đã thu hút tới hơn 1.9 triệu lượt xem và 19,000 lượt thích trên mạng xã hội.
Đặc biệt, tại chiến dịch này, Ted Baker đã áp dụng nền tảng công nghệ video 360 độ và thực tế ảo, từ đó, giúp người xem có thể trực tiếp tham gia vào thế giới của nhân vật Baker.
Qua các chiến dịch digital marketing trên, chúng ta có thể thấy rằng các thương hiệu thấu hiểu rõ người xem cũng như luôn bắt kịp các trend mới nhất, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thêm nhiều cơ hội phát triển thương hiệu của mình. Những chiến dịch này chắc chắn để lại những cảm xúc tích cực tới người xem khi chạm được tới trái tim và suy nghĩ của họ, khuyến khích họ tương tác, chia sẻ và hành động.
Kết luận
Qua bài viết vừa rồi, chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu được khái niệm về digital marketing và quan trọng là các bước để xây dựng chiến lược digital marketing. Hoàn thành được chiến lược mới chỉ là bước đầu, bạn cần phải thực hiện chiến lược để hướng tới mục tiêu chung: nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tăng lợi nhuận đơn vị.
Praz là đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing hàng đầu trên thị trường hiện nay
Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing Digital không hề dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải có một kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm nhất định. Vì vậy, nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm để có thể xây dựng một chiến lược Digital Marketing hiệu quả, bạn nên tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ Digital Marketing chuyên nghiệp. Và Công ty TNHH Truyền thông Praz là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Digital Marketing chiến lược uy tín và chuyên nghiệp nhất thị trường hiện nay. Các bạn quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.