Remarketing, hay còn được gọi là quảng cáo bám đuổi là một trong những giải pháp marketing tuyệt vời giúp doanh nghiệp bứt phá trong doanh thu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Praz tìm hiểu kỹ hơn về Remarketing cũng như một số lưu ý trong hình thức chạy ads này nhé.
Mục Lục
Quảng cáo bám đuổi (Remarketing) là gì?
Để giúp chiến dịch chạy ads đem lại hiệu quả cao, những người làm marketing cần hiểu cặn kẽ về từng phương pháp sử dụng chạy quảng cáo. Vậy remarketing trong quảng cáo được hiểu như thế nào?
Theo một nghiên cứu gần đây của Google, có tới 96% người dùng tiềm năng đã nhấp chuột vào quảng cáo dẫn đến website chủ. Hoặc truy cập trực tiếp vào web lần đầu nhưng đều không dẫn đến chuyển đổi (làm phát sinh đơn hàng, để lại lời nhắn tư vấn,…).
Lúc này, các marketer sẽ nghiên cứu xem liệu làm thế nào để thuyết phục khách hàng tiềm năng quay trở lại website nhiều lần. Quá trình trở lại sẽ kết thúc cho đến khi người đó thực hiện một giao dịch mua hàng trên website. Đây là ví dụ cụ thể về hình thức quảng cáo bám đuổi, giúp bạn dễ hình dung hơn.
Như vây, remarketing chính là loại hình ads của GDN. Theo đó, các đối tượng mà ads này nhắm đến chính là những người đã từng truy cập vào web nhưng chưa có hành động chuyển đổi nào. Thông qua việc quảng cáo hình ảnh sinh động, ads này sẽ bám theo người dùng để tìm đến các website khác, cho đến khi khách hàng có hành động mua hàng.
⇒ Xem Thêm:
Google Ads là gì? Vì sao nên sử dụng Google Ads?
Remarketing hoạt động như thế nào?
Remarketing hoạt động dựa chính vào 2 yếu tố chính là Website đích và Mạng hiển thị. Website đích muốn triển khai Remarketing cần phải được cài đặt Google Analytics, và đang Quảng cáo Adwords có sử dụng hình thức Remarketing. Từ việc các khách hàng truy cập vào Website đích, đoạn mã của Google Analytics sẽ bắt đầu thực thi và trình duyệt sẽ ghi nhớ việc khách hàng đó đã từng truy cập Website đích.
Sau khi khách hàng đã rời khỏi Website và tiếp tục hoạt động trên Internet hay khi khách hàng đó vào một Website bất kỳ khác đang bán quảng cáo cho Google (Chủ Website đó cho phép Google được hiển thị quảng cáo ở 1 số vùng trên Website của họ. Đồng thời Google sẽ trả tiền cho chủ Website khi bạn click vào quảng cáo). Mạng quảng cáo của Google sẽ dựa vào việc trình duyệt ghi nhớ việc khách hàng đã truy cập Website đích một lần. Từ đó hiển thị lại quảng cáo của Website đích trên vùng quảng cáo của Website khác.
Như vậy, từ việc khách truy cập vào Website đích, chức năng Remarketing của Google Adwords sẽ hiển thị quảng cáo của Website đích trên rất nhiều nền tảng website khác mà khách đó truy cập vào các lần sau.
Lợi ích của quảng cáo bám đuổi là gì?
Hiện nay, retargeting trên Google là một kỹ thuật quảng cáo trực tuyến rất mạnh. Nó cho phép bạn giữ kết nối với khách hàng mục tiêu (Target Audience), ngay cả sau khi họ đã rời trang của bạn. Bằng việc liên tục hiển thị các banner quảng cáo Remarketing tới visitor, ngay cả khi họ đang xem các phần khác trên web. Từ đó, bạn đang góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu, khiến nó trở nên dễ dàng nhận dạng hơn và giành được lòng tin của khách hàng. Đồng thời quảng cáo bám đuổi google làm cho khách hàng mục tiêu nhiều khả năng sẽ mua hàng của bạn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, các quảng cáo Remarketing có tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo hiển thị trực tuyến thông thường. Google Remarketing giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate) và tỷ suất lợi nhuận dựa trên đầu tư (ROI) một cách mạnh mẽ. Bởi vì những người đã ghé thăm trang trước đó, hay những người mà đã trở nên thân thuộc với thương hiệu của bạn thì có nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng hoặc thực hiện các hành động mang lại giá trị khác trên site khi họ quay trở lại.
Khi nào chạy quảng cáo bám đuổi (remarketing)
Dù đem lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên nếu các marketer không nắm rõ được những thời điểm nào nên chạy remarketing thì hình thức này cũng không mang lại được hiệu quả vốn có của nó.
Cụ thể, hiện nay một số người làm marketing đã liên tục thực hiện hình thức chạy ads này. Thế nhưng lại nhận thấy nó không thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi. Bởi vậy, dù ở bất kỳ cách chạy quảng cáo nào, nếu bạn không biết cách dùng thì đều không có ý nghĩa.
Chính vì vậy bạn hãy lựa chọn quảng cáo bám đuổi google với cách tiếp cận gần gũi và cá nhân hóa hơn. Để làm được điều này, đầu tiên bạn cần xác định rõ các tiêu chí dùng để khởi chạy chiến dịch. Ví dụ như, các bạn nhận thấy rằng, những khách hàng thường xuyên truy cập vào một số website nhất định và trong đó có web chủ doanh nghiệp. Khi đó, bạn chỉ nên bám đuổi những người này thôi.
Đây chính là những khách hàng tiềm năng, đã từng quan tâm sản phẩm, dịch vụ bên bạn. Thêm vào đó, điều bạn cần làm trước hết là đặt ra giới hạn số lượt hiển thị trên một người. Điều này sẽ giúp ads trở nên thân thiện, và không gây phiền toái, tránh tác dụng ngược với khách hàng tiềm năng.
Đọc thêm: Lợi ích của Google Tag Manager (GTM)
Các loại quảng cáo bám đuổi thường gặp
Remarketing thường được phân chia làm một số hình thức nhỏ hơn. Chính vì vậy để giúp marketer hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo các loại quảng cáo bám đuổi thường gặp sau:
Standard remarketing
Standard remarketing là việc tiếp thị lại tiêu chuẩn tiếp cận những khách hàng tiềm năng đã ghé thăm page nhưng chưa có hoạt động chuyển đổi thông qua việc hiển thị ads trên các trang web đối tác Google mà họ truy cập sau đó. Hình thức này cũng bao gồm những người tìm kiếm từ khóa có liên quan đến các sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Dynamic remarketing
Dynamic remarketing hay còn gọi là quảng cáo Tiếp Thị Lại “Động”. Đây là hình thức quảng cáo nhắm vào mục tiêu những người trước đây đã truy cập website hoặc ứng dụng di động của bạn.
Dynamic Remarketing cho phép bạn hiển thị với khách hàng truy cập trước đó những quảng cáo có chứa sản phẩm dịch vụ cụ thể mà họ đã từng xem trên trang website của bạn.
Video remarketing
Quảng cáo bám đuổi google không chỉ dành cho quảng cáo dựa trên văn bản. Bạn hoàn toàn có thể khai thác sức mạnh của tiếp thị lại video trên Youtube. Hình thức này giúp tiếp cận những người dùng đã từng truy cập website trước đây.
Việc quảng cáo thường sẽ xuất hiện đầu hoặc giữa video. Nghĩa là chúng sẽ phát ở trước hoặc trong các video khác mà mọi người đang xem. Bên cạnh việc nhắm mục tiêu những người đã truy cập trang, bạn cũng có thể hướng quảng cáo video đến những khán giả đã từng có hoạt động tương tác với kênh YouTube trước đây.
Email Remarketing
Email marketing là một hình thức tiếp thị khi khách truy cập tự nguyện để lại địa chỉ email trên website. Có nghĩa là họ đã đồng ý nhận thông tin, chương trình tiếp thị từ đơn vị bạn.
Bạn có thể gửi những bản tin hoặc giảm giá đặc biệt để thu hút mọi người mua hàng. Hoặc nếu họ từ bỏ giỏ hàng, bạn cũng có thể gửi một email nhắc nhở khách hàng hoàn tất việc mua hàng. Bằng cách đó, email đã dần trở thành một phương tiện remarketing tuyệt vời để tối đa hóa chuyển đổi.
Một số lưu ý khi chạy quảng cáo bám đuổi
Trong quá trình chạy quảng cáo bám đuổi bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sử dụng hình ảnh sống động, ấn tượng với khách hàng
Việc sử dụng hình ảnh giúp gia tăng doanh số vì vậy bạn nên thêm các hình ảnh vào tài liệu marketing của mình. Hình ảnh được não bộ xử lý nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời hình ảnh cũng tác động tới thị giác nhiều hơn so với chữ viết.
Trong một số ngữ cảnh, bạn nên đưa vào những hình ảnh về một người đang trải nghiệm dịch vụ hoặc thể hiện cảm xúc tích cực khi sử dụng những sản phẩm/dịch vụ mà chủ đề của remarketing của bạn đang muốn hướng tới.
Nên sử dụng AMP HTML
Hiện nay, AMP HTML là công nghệ chỉ được sử dụng cho website trên các thiết bị di động. Trong đó, AMP với chức năng tăng tốc độ cho web di động. Khi người dùng nhấp vào đường link ngay lập tức hiển thị website đó.
Khá nhiều marketer hiện nay đã sử dụng ads hình ảnh động AMP HTML để quảng cáo hiển thị. Với AMP HTML, quảng cáo chỉ xuất hiện sau khi có xác nhận nhằm tránh phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị. Dạng ads này sẽ xuất hiện ở bất kỳ đâu trên web và không bị giới hạn trên các trang AMP.
Phân loại khách hàng
Như chúng ta đã biết, mỗi một phân khúc người tiêu dùng đều có điểm khác biệt. Chính vì vậy, để tiếp cận khách hàng tối ưu, các marketer cần chia nhỏ khách hàng của mình dựa trên các yếu tố như: độ tuổi, giới tính,… Sau đó, với mỗi phân khúc khách hàng, bạn sẽ tiến hành khởi chạy chiến dịch remarketing theo nhiều thông điệp riêng sao cho phù hợp nhất.
Nên kết hợp nhiều nền tảng khác nhau
Bên cạnh ông lớn Google, những ông trùm mạng xã hội như facebook, Instagram cũng là mỏ vàng mà các nhà chạy quảng không thể bỏ qua. Với hàng triệu người sử dụng, nếu bạn bỏ qua 2 mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ là điều khá tiếc nuối. Chính vì vậy, sự kết hợp sử dụng với Google Target giup khách hàng tiềm năng dù đang lướt web, đọc báo, xem phim trên social media vẫn có thể nhìn thấy quảng cáo remarketing của bạn.
Sử dụng nút kêu gọi hành động
Sử dụng nút kêu gọi hành động giúp mang lại ấn tượng và thôi thúc khách hàng mua sắm, với ít do dự hơn. Với cách làm này, các marketer cần nhấn mạnh vào hai điểm: số lượng và thời gian. Chính sự cấp thiết đó sẽ khiến cho khách hàng có những kích thích tâm lý mạnh mẽ dẫn đến việc quyết định mua hàng.
Một số từ ngữ mà bạn có thể tham khảo như: Những phút/ giờ/ ngày cuối cùng để khách hàng tận hưởng ưu đãi có 1-0-2, sắp hết ưu đãi, số lượng có hạn, hãy đặt hàng ngay,…
Thêm vào đó, người chạy quảng cáo bám đuổi remarketing có thể áp dụng các mã giảm giá, voucher để kích thích khách hàng mua sắm. Tại đây, các khách hàng chắc chắn sẽ lựa chọn một sản phẩm có mức giá hấp dẫn và cạnh tranh hơn.
Lưu ý, dù là hình thức quảng cáo nào, cũng không thể thiếu CTA, nút kêu gọi hành động. Đây chính là phần giúp bạn quyết định xem khách hàng sau khi đọc ads đó sẽ cần phải làm điều gì để đến mục đích cuối cùng là mua hàng của bạn.
Theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp
Dù với bất kỳ chiến dịch nào, sau khi được khởi chạy, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi quảng cáo bám đuổi google để đưa ra những phân tích, hiệu quả và khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
Để làm được điều này, bạn có thể dựa trên những thông số được cung cấp bởi Google Ads hoặc Facebook Ads. Từ đó sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan hơn khi thực hiện remarketing. Đặc biệt nếu bạn thuê chạy quảng cáo Facebook. Hoặc thuê chạy Google bên ngoài bạn cũng cần nắm được các chỉ số hiệu quả của chiến dịch quảng cáo để không bị mất tiền vào bên chạy thuê kém uy tín.
Với những chiến dịch quảng cáo nhỏ không đem lại tương tác chuyển đổi thì bạn hãy loại bỏ ngay và tập trung vào đẩy mạnh phần nào có lượng khách tốt và có độ chuyển đổi cao. Bằng cách đó, các marketer sẽ tối ưu được ngân sách chạy quảng cáo và huy động ngân sách theo hướng đi đúng.
Sự khác biệt giữa remarketing và Retargeting
Giữa hoạt động remarketing và Retargeting có những điểm khác biệt nhất định
- Remarketing
Remarketing thường được sử dụng trong các chiến dịch Email marketing nhằm gợi ý, nhắc nhở các khách hàng về thao tác đột ngột hủy bỏ hoặc quên chưa thanh toán những sản phẩm trong giỏ hàng mà họ đã tiến hành đặt mua trước đó.
Remarketing cũng được dùng nhằm thực hiện các chiến lược giúp gia tăng bán hàng (up-sell) hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell). Từ đó giúp thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng từ nhiều sản phẩm khác nhau.
Ngoài ra, hoạt động Remarketing còn được dùng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm và các giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn. Hơn nữa, hoạt động remarketing này cũng được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi của từng khách hàng khi họ truy cập trên website/ Landing page.
Đây chính là Remarketing (tiếp thị lại), một phương pháp không cần tốn quá nhiều chi phí tuy nhiên vẫn có thể giúp công ty của bạn duy trì giữ liên lạc với khách hàng và giúp khách hàng luôn được cập nhật tin tức từ công ty của bạn.
- Retargeting
Retargeting được sử dụng để tiếp cận lại những khách hàng bằng các quảng cáo trả tiền (Paid ads). Những quảng cáo này nhắm mục tiêu tới những khách hàng đã truy cập vào website/Landing page nhưng đã không mua hàng.
Khi họ thoát khỏi trang, họ sẽ nhìn thấy các quảng cáo thương hiệu/sản phẩm của bạn trên các site khác nhau và có liên kết quảng cáo hiển thị (display ads). Sử dụng Retargeting được thực hiện thông qua mạng lưới của các bên thứ ba như Google sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội nhắm tới người dùng chỉ cần họ có kết nối internet. Việc này sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu sản phẩm của bạn, đồng thời kích thích khách hàng quay lại web/Landing page của bạn để mua hàng qua đó có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tốt hơn.
Như vậy, đối với Remarketing, thực chất là việc bạn chạy lại những chiến dịch quảng cáo chủ động đến những người đã từng biết tới các sản phẩm của công ty bạn. Đồng thời, chúng ta có mọi lý do để tin là họ cực kỳ hứng thú với việc mua sản phẩm của chúng ta. Trong khi đó, retargeting lại là câu chuyện dành cho những người thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm của chúng ta bằng cách ghé thăm các sản phẩm qua website. Retargeting là việc giữ thương hiệu luôn trong tâm trí của những người mà đã mua sản phẩm. Khi ai đó truy cập và kiểm tra website của chúng ta, họ sẽ click, họ lướt. Trong lúc đó, hoạt động retargeting giúp nhắc nhở khách hàng rằng chúng ta tồn tại.
Tìm hiểu thêm:
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất để giải thích cho bạn về Quảng cáo bám đuổi (Remarketing) là gi? Một số lưu ý khi chạy quảng cáo bám đuổi google. Từ đó có thể thấy, hoạt động remarketing đóng một quan trọng vô cùng lớn đối với sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu bạn đang mong muốn tạo ra chiến dịch remarketing cho doanh nghiệp của mình nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì Praz chính là địa chỉ sẽ thay bạn làm công việc này.
Praz là một trong những đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, marketing. Hơn ai hết, Công ty TNHH Truyền thông Praz là nơi hiểu rõ nhất những lợi của hoạt động quảng cáo bám đuổi mang lại góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp đối tác. Nếu bạn đang có ý định xây dựng chiến lược phát triển hoạt động remarketing cho doanh nghiệp thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.